Skip to main content

Những yếu tố cần chú trọng khi phân tích cổ phiếu ngân hàng

 Trong bối cảnh nhiều cổ phiếu ngân hàng đang giảm khá mạnh trong thời gian vừa qua, nhiều nhà đâu tư cá nhân năng động hắn đang ráo riết chuẩn bị để không bỏ lỡ cơ hội khi những cổ phiếu "vua" một thời này quay giảm về những vùng giá rẻ mạt. 

Trong bài biết này, tôi muốn đưa đến độc giả một bài viết nghiên cứu ngắn gọn nhưng thực tiễn về các nhân tố đáng lưu ý để các nhà đâu tư trên tự phân tích và quyết định mua cổ phiếu ngân hàng.

New Age Banking: Modern Banking Transformation | IDFC FIRST Bank

I. Sơ bộ về ngành ngân hàng Việt Nam

Thay vì phân chia thành 09 loại hình tổ chức tín dụng như Luật các tổ chức tín dụng (2004),  tôi chỉ phân loại đơn giản ngành ngân hàng Việt Nam thành ba loại chính:

 (1) Ngân hàng thương mai cổ phần đại chúng

 (2) Ngân hàng nước ngoài 

 (3) Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác, chẳng hạn như các công ty tài chính tiêu dùng mới nổi lên gần đây.

 Nhưng trong số đó, hầu như tôi chỉ tập trung vào nhóm đầu tiên (song vẫn theo dõi các nhóm còn lại để hiểu tình hình cạnh tranh) do đây là nhóm duy nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán hiện tại với 27 mã gồm: VCB, BID, CTG, MBB, ACB, STB, EIB, SHB, VIB, VPB, TCB,…. Với sự gia tăng nhanh về số lượng cổ phiếu niêm, ngành ngân hàng có tỷ trọng vốn hóa lớn trên thị trường, không ngạc nhiên khi ngành ngân hàng trở thành một nhân tố chủ đạo trên thị trưong khi mà bất kỳ quỹ đầu tư tài chính nước ngoài lớn nào cũng phải so hữu ít nhất 2-3 cổ phiếu ngân hàng khi đầu tư vào Việt Nam để theo kịp chỉ số. Cũng do sự gia tăng chóng mặt số lượng cổ phiếu niêm yết trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như cạm bẫy hơn cho các nhà đầu tư cá nhân chưa lành nghề.

Với vai trò trung gian tiền tệ và là mạch máu của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mai tại Việt Nam đang đong vai trò "quá lớn" đối với vận mệnh đất nước khi trên 90% tín dụng/tiết kiệm đang phải thực hiện thông qua ngân hàng và thị trường trái phiếu - đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp - Việt Nam gần như "chưa có" so với các nước phát triển. Về bản chất có nét giống như công ty cổ phần, ngân hàng thuong mại cổ phần có sứ mệnh tối đa hóa lợi ích của cổ đông và hài hòa lợi ích của các bên khác thông qua hoạt động tín dụng và họat động cung cấp dịch vụ khác. Tuy nhiên, sứ mệnh trên lại được thực hiện một cách đáng thất vọng khi hơn 10 năm sau làn sóng đổ bộ ồ ạt của các ngân hàng yếu kém giai đoan 2000 - 2008, người dân gửi tiền và các nhà đầu tư đang còn phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về vấn đề nợ xấu, biến thủ tài sản và vô số các trường hợp lợi dụng chức vụ trong hoạt động tín dụng.

Businessmen in elegant suits at a business meeting discussing a new project in the office

II. Các nhân tố khi phân tích ngân hàng

Chính vì lí do đó, các nhà đầu tư cá nhân cần phải đặc biệt "mở to mắt" khi quyết định đầu tư cổ phiếu ngân hàng bởi vì cho dù sau nhiều năm trôi qua, vấn đề gốc rễ của:

 (1) lòng tham lợi nhuận ngắn hạn

 (2) kinh nghiệm quản trị rủi ro yếu kém và 

(3) sự lỏng lẻo của pháp luật và thiếu vắng cơ quan xếp hạng tín nhiệm uy tín vẫn sẽ là những nguyên nhân nội tại chưa được giải quyết trong một thời gian dài - cho dù mới đây Nghị quyết về xử lý nợ xấu vừa được ban hành để "chữa cháy". Và để nhà đầu tư có thể tự có một cái nhìn khách quan,  tôi để xuất phân loại thành 04 nhóm nhân tố chính khi đánh giá một ngân hàng:

1. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng

Trước hết, câu hỏi đầu tiên cần được đặt ra là họat động kinh doanh hiện tại của ngân hàng như thế nào? Đế mọi thứ được đơn giản, khoản mục "cho vay khách hàng" trên bảng cân đối kế tóan & thuyết minh báo cáo tài chính là tối quan trọng khi tìm hiểu về bản chất kinh doanh của một ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay khách hàng/tổng tài sản

Tỷ lệ cao, thông thường 70% tổng tài sản, thể hiện mức độ tập trung vào hoat động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng

Tỷ trọng phân bổ các khoản cho vay

Tôi ưa thích những khỏan vay liên quan đến kinh doanh, có tài sản đảm bảo và nằm trong các lĩnh vực sản xuất/dịch vụ/tiện ích thay vì những khoản vay tín chấp hoặc bất động sản đầy rủi ro. Hơn nữa, nhìn vào cơ cấu khách hàng cho vay, nhà đầu tư cũng có thể nắm bắt được chiến lược bán lẻ/bán sỉ của từng ngân hàng.

Chất lượng các chứng khoán đâu tư

Nhà đầu tư phải luôn đề phòng với những khoản chứng khoán đầu tư cao bất thường - trên 5% đến 10% tổng tài sản - (ví dụ như trái phiếu "rác" Vinashin của Habubank trước đây) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị tài sản ròng của ngân hàng. Mặt khác, xét đến khía cạnh lợi nhuận, nhà đầu tư cấn đánh giá kết hợp sự ổn định của thu nhập và tiềm năng của các nguồn thu nhập dịch vụ khác trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh để dự đoán được suất sinh lợi trong tương lai của ngân hàng

Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận

Nhà đầu tư cần theo dõi xu hướng doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng xem có tăng trưởng ổn định/có chịu tác động mạnh của suy thoái/có đang dần mất thị phần hay không.

Theo xét đoán của tôi, loại trừ các ngân hàng gặp vấn đề về các đại án pháp lý, hầu hết các ngân hàng trên sàn đều có lịch sử khá tốt trong những năm gần đây.

Tỷ trọng thu nhập lãi và lợi nhuận từ dịch vụ khác

Với môi trường lãi suất chịu nhiều sức ép, những ngân hàng có tỷ trọng doanh thu lớn từ hoạt động dịch vụ (bán chéo, ngoại hối, tư vấn, ngân hàng đầu tư, bảo lãnh L/C, ... ) từ 10% tổng lợi nhuận trở lên - như trường hợp của Vietcombank - sẽ chịu ít rủi ro trực tiếp từ lãi suất và có khả năng gia tăng thu nhập tốt hơn.

2. Suất sinh lợi của ngân hàng

Sau khi hiểu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhà đầu tư cần đánh giá suất sinh lợi (earning power) của cổ phiếu đó và cần phải đánh giá được cổ phiếu đó thuộc nhóm vượt trội hay nhóm trung bình để hỗ trợ cho quyết định đầu tư ở phía sau.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)

NIM đơn giản là một chỉ số tương quan giữa lãi thuần tín dụng (thu nhập lãi trừ toàn bộ chi phí liên quan) trên trung bình tài sản cho vay trong kỳ. Tỷ lệ này càng ổn định và cải thiện, cổ phiếu càng có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt. Hiện tại mức NIM trung bình ngành ngân hàng Việt Nam nằm ở khoảng 2% - 4% và  tôi nhận thấy các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng như VPBank, Techcombank có mức NIM khá cao.

Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập (OPEX)

Trong khi các “ông chủ nhà hàng” đút túi mỗi năm hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, các cổ đông và các nhân viên mẫn cán lại phải ngậm ngùi với bài ca "dành vốn để phát triển" thường kỳ. Chính vì thế, tỷ suất chi phí hoạt động thấp thể hiện cả yếu tố quản lý lẫn đạo đức của ban quản trị - thông thường dưới 50% là khá tốt theo kinh nghiệm của tôi.

Tỷ lệ lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE)

Với sứ mệnh tối đa hóa lợi ích cổ đông, không ít ngân hàng đã quên đi việc đánh giá hiệu quả thông qua chỉ số ROE đơn giản. Nếu phải lấy một tỷ số ra để đánh giá, nhà đầu tư sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa ngân hàng yếu kém và ngân hàng hàng đầu chỉ thông qua một chỉ số ROE này. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ số ROE lớn hơn mức 12% có thể nói là đạt yêu cầu đối với các ngân hàng tốt.

3. Khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng

Khả năng quản trị rủi ro là yếu tố sống còn của một ngân hàng thương mại. Do đó, nhà đầu tư cần am hiểu rủi ro không chỉ đe tránh mắc sai lầm mà còn để chấp nhận nó một cách tương quan với biên độ an toàn yêu cầu.

Tỷ lệ nợ xấu & trích lập dự phòng (NPL)

Mặc dù nợ xấu là yếu tố hàng đầu trong bất kỳ phân tích, bài báo hay các cuộc hội họp cấp cao,  tôi luôn nhìn những con số này với đôi mắt của Tào Tháo. Sau một vài năm với vai trò "rận trong chăn", tôi hiểu rõ ràng nhà đầu tư không nên tin tưởng con số nợ xấu báo cáo (con số thực luôn luôn lớn hơn từ 3 đến 5 lần) mà hãy xem xét các nhân tố khác - chẳng hạn như cơ cấu cho vay hay tỷ lệ đòn bẩy - và tổng hợp lại thành một câu chuyện hợp lí hơn.

Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage ratio)

Thay vì tin tưởng vào con số nợ xấu phi thực tế, nhà đầu tư có thể tính toán đơn giản tỷ lệ đòn bẩy - bằng tài sản chia cho vốn chủ sở hữu - để hiểu được cổ phiếu ngân hàng mình đang phân tích có đang trên bờ vực của sự nguy hiếm hay không.

Theo nghiên cứu của tôi, mức đòn bấy tối đa 20:1 (5% vốn chủ sở hữu) là yêu cầu tối thiểu cho mỗi ngân hàng xét trên mức độ nợ xấu hiện tại có thể ở gần mức hai chữ số, một vài quyết định cho vay sai lầm có the đưa toàn bộ vốn cổ đông trở về con số 0 tròn trĩnh. Hơn nữa, với tiêu chuẩn của các nhà đầu tư nước ngoài, mức đòn bẩy 12.5:1 (8% vốn chủ sở hữu) trở xuống sẽ được ua thích hơn - như trường hợp của các ngân hàng cẩn trọng truyền thống như Wells Fargo hay Bank of America.

Có lẽ nhiều nhà đầu tư sẽ hỏi tại sao  tôi lại không khuyến khích sử dụng hệ số an tòan vốn CAR (capital adequacy ratio) theo chuẩn quốc tế Basel II để đánh giá rủi ro. Thứ nhất, tôi nhận thấy khá khó để phân loại các lọai vốn theo bac 1, bac 2 (tier 1,2) như tiêu chuẩn Basel nếu không có dữ liệu nội bộ của ngân hàng mục tiêu. Thứ hai, tôi - cũng như nhà đầu tư cá nhân - không ưa thích các con số thứ cấp bởi bên thứ ba mà tin tưởng hơn vào các con số mà chung tôi tự phân tích.

4. Định giá và biên độ an toàn

Câu hỏi "Giá bao nhiêu" luôn là câu hỏi cuối cùng và quan trọng nhất những trớ trêu thấy rất nhiều nhà đầu tư lại lãng quên câu hỏi này và biện minh trở thành những kẻ đầu cơ bất cẩn. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau được sử dụng: chiết khấu dòng tiền (DCF), giá trên thu nhập (P/E), ước lượng giá trị thanh lý (liquidating value) hay tổng các thành phần (sum of the parts), ...

Song đối với ngành ngân hàng - hay trong lĩnh vực tài chính - phương pháp định giá theo giá trị sổ sách (P/B) luôn hiệu quả và hợp lý nhất trên kinh nghiệm của tôi. Điều này có thể được giải thích trên cơ sở: (1) giá trị sổ sách của ngân hàng đáng tin cậy hơn các công ty sản xuất/dịch vụ thông thường do phần lớn tài sản ở dạng tiền tệ và ít có tài sản vô hình (2) ngân hàng là ngành có chu kỳ biến động ngắn nên việc sử dụng các phương pháp khác như P/E hay DCF sẽ gặp sai số rất lớn do các dự phòng gần như bất khả thi (3) số liệu trên kết quả kinh doanh rất dễ bị "xào nấu" và độ tin cậy không cao như việc kiểm toán các hạng mục tài sản trên bảng cân đối kế toan. Do đó, với tỷ lệ P/B trung bình ngành ngân hàng hiện nay ở mức 1.7 lần, tôi đề xuất biên độ an toàn cho các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết hiện nay thành hai loại như sau:

Nhóm vượt trội (outliers)

Nhóm vượt trội sẽ là những ngân hàng được quản trị tốt, tài sản chất lượng cao, suất sinh lợi mạnh và ổn định trên nền tảng rủi ro chấp nhận được. Nhà đầu tư có thể trả mức thặng dư trong khoảng từ 15% đến 20% so với giá trị sổ sách dựa trên mức ROE trong tương lai mà nhóm này có thế mang lại cho cổ đông.

Nhóm trung bình thấp (average to mediocre)

Nhóm trung bình thấp sẽ là những ngân hàng có chất lượng tài sản không tốt, suất sinh lợi thấp và rủi ro đòn bẩy cao. Tuy nhiên, nếu mức giá thị trường đủ thấp và đủ để tạo biên an toàn khổng lồ, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự tin giải ngân do xác suất chiều tăng (upside) cao hơn vô cùng so với xác suất chiều xuống (downside), đặc biệt như trường hợp giá thị trường chiết khấu hơn 50% so với giá trị sổ sách của SHB và NVB năm 2017.

III. Kết luận

Sau khi phân tích xong bốn nhóm nhân tố phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức như trên, chắc hẳn nhiều nhà đầu tư cảm thấy bối rối và nản lòng. Không sao cả;  tôi cũng đồng tình rằng cổ phiếu ngành tài chính ngắn hạn nên dành cho những nhà đầu tư năng động bỏ nhiều công sức, thời gian, trí tuệ và chúng đặc biêt không phù hợp với nhà đầu tư phòng thủ (hay hầu hết các nhà đầu tư cá nhân không chuyên) trong giai đoạn hiện tại xét đến yêu cầu lợi tức ổn định - hiện chỉ có một số ngân hàng trả cổ tức tiền mặt với lợi suất bé hơn tiền gửi rất nhiều - và cơ cấu tài chính ít rủi ro.

Doanh nhân Warren Buffett - Tin tức mới nhất về Warren Buffett

Lời kết, tôi thấy khá thú vị khi vị tỷ phủ Warren Buffett huyền thoại - người luôn chỉ trích đạo đức của phố Wall và giới ngân hàng đầu tư - lại là nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ngân hàng lớn nhất. Có đến hơn 50 tỷ USD tài sản của Berkshire nằm ở các cổ phiếu ngân hàng như Wells Fargo, B of A, Goldman Sachs, US Bancorp, American Express, ... Điều này giải thích rõ ràng rằng mặc cho ngân hàng là một lĩnh vực khó và nhiều cạm bẫy, những nhà đầu tư cá nhân chủ động và thông minh sẽ tìm thấy cơ hội không hề nhỏ cho mình.

Tel:  0767 502222

Comments

Popular posts from this blog

Viettel Global (VGI) đạt lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 1.643 tỷ đồng trong quý I/2022

Châu Phi tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng của Viettel Global khi doanh thu của khu vực này tăng 33% so với cùng kỳ. Viettel Global (Upcom: VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2022 – ghi nhận một trong những quý khởi sắc nhất từ trước đến nay. Theo đó doanh thu hợp nhất của Viettel Global trong quý đầu năm đạt 5.437 tỷ đồng, tăng hơn 800 tỷ, tương ứng tăng 17% so với cùng kỳ.  Đáng chú ý, lãi gộp của Viettel Global tăng tới 37% lên 2.601 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp lên đến gần 48% cao hơn rất nhiều so với những quý gần đây . Tỷ giá diễn biến ổn định cùng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể từ 1.217 tỷ xuống 560 tỷ giúp cho tình hình tài chính của Viettel Global khả quan hơn.  Các yếu tố này giúp cho Viettel Global đạt mức lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 1.643 tỷ đồng, tăng gần 1.750 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.189 tỷ, tăng 1.850 tỷ đồng. Tiếp đà từ năm ngoái, động lực tăng trưởng của Viettel Global hiện vẫn đến từ khu v

Đặc điểm của Thị Trường Cổ Phiếu Chứng Khoán tại Việt Nam

Đặc điểm của Thị Trường Cổ Phiếu Chứng Khoán tại Việt Nam Chúng ta sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản nhất để tất cả mọi người không chuyên về kiến thức đầu tư cũng có thể hiều. Đặc điểm của nguồn vốn từ cổ phiếu là doanh nghiệp phải đăng ký niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán để có thể huy động vốn ngoài thị trường. Hiện tại Việt Nam có 2 sàn giao dịch chứng khoán chính là HOSE tại TP. HCM và sàn HNX tại Hà Nội. Ngoài ra chúng ta còn có 1 sàn giao dịch cho các cổ phiếu của các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên hai sàn trên là Upcom. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu từ những năm 2000. Ban đầu với hai công tu niêm yết là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh ( Mã cổ phiếu: REE) và Công ty Cồ phần Sam Holdings( Mã cổ phiếu: SAM) nhưng hiện tại tính trên 3 sàn thì đã có hơn 1700 mã cổ phiếu đang được giao dịch. Quy mô vốn hoá của thị trường Việt Nam mặc dù là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên vẫn còn thấp hơn bình quân của các nước trong khu vực. Điều đó cho thấy ti

Bản tin thị trường ngày 27-04-2022

  Nguồn: FireAnt ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH Lực cầu tích cực hơn từ giữa phiên chiều giúp chỉ số VNIndex khởi sắc và đẩy mạnh đà tăng, tuy nhiên đà tăng của chỉ số đã chững lại trước đường EMA 5 ngày với mức tăng điểm 0,9% khi đóng cửa. Rổ VN30 ghi nhận 14 mã tăng và 11 mã giảm, chỉ số đại diện rổ tăng nhẹ 0,37%. Nhóm trung bình thấp vẫn duy trì đà phục hồi tốt hơn với mức tăng tương ứng 1,59% và 2,47% trên chỉ số VNMidcap và VNSmallcap.  KLGD trên HOSE chỉ đạt 485,5 triệu đơn vị (thấp hơn so với bình quân 20 phiên) và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 9.2021. Thanh khoản thu hẹp trong phiên tăng điểm cho thấy sự dè dặt của lực cầu sau nhịp biến động. Khối nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng -254 tỷ đồng trên HOSE QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG Như nhận định trong bản tin gần nhất, chỉ số VNIndex đã hồi phục về vùng kháng cự gần 1.350 - 1.365 điểm. Nhịp hồi phục khả năng sẽ tiếp diê

Khối lượng có thực sự quan trọng?

Một góc nhìn mới về khối lượng giao dịch để xác nhận hành vi giá của cổ phiếu Khoảng 2-3 năm trở lại đây, trong quá trình nghiên cứu các đồ thị cổ phiếu trong quá khứ, tôi nhận ra rằng khối lượng giao dịch ngày càng đưa ra nhiều tín hiệu sai lầm hơn. Trong bài viết  10 nguyên tắc vàng của Dan Zanger  có một nguyên tắc liên quan đến khối lượng giao dịch như sau “ Hãy nhớ rằng cổ phiếu cần khối lượng để chuyển động, vì vậy bắt đầu theo dõi khối lượng giao dịch của cổ phiếu bạn quan tâm, sau đó là cách cổ phiếu phản ứng khi khối lượng tăng vọt. Bạn có thể thấy những đợt tăng vọt này trên bất kỳ biểu đồ nào. Khối lượng là chìa khóa của chuyển động, sự thành công hoặc thất bại của cổ phiếu bạn.” Đây là một lý thuyết quan trọng về khối lượng giao dịch, đặc biệt là với những ai giao dịch theo xu hướng. Khi một cổ phiếu phá vỡ một nền giá tích lũy, vượt lên một nền giá mới, nếu đi kèm với khối lượng lớn đột biến, thì cú phá vỡ đó rất đáng tin cậy. Ngược lại, nếu khối lượng chỉ khiêm tốn, chúng

MVN - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (UpCOM)

MVN- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam-CTCP Nguồn đồ thị: Tuấn Anh Yuanta VT Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo cho biết Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) chưa có doanh nghiệp nào khai thác đội tàu container chuyên nghiệp nên sẽ thành lập Công ty cổ phần Vận tải container VIMC để bắt kịp xu hướng container hóa trong vận tải biển trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Công ty cổ phần Vận tải container VIMC có vốn điều lệ khi thành lập 2.041 tỷ đồng, VIMC nắm 51% vốn. Hiện, VIMC đang phát triển dịch vụ vận tải container tại Công ty vận tải biển VIMC, quản lý khai thác 2 tàu container và đại lý khai thác 3 tàu container của doanh nghiệp khác. Khi thành lập công ty mới, VIMC sẽ góp bằng vốn 2 tàu container đang sở hữu. Ngoài ra, bên cạnh các dự án chuyển tiếp năm trước, năm nay, VIMC sẽ đầu tư vỏ container để thay thế vỏ cũ, tổng mức đầu tư khoảng 146,8 tỷ đồng; đầu tư 2 tàu container 1.700 – 2.200 TEU với tổng mức đầu tư 1.160 tỷ đồng.