Một góc nhìn mới về khối lượng giao dịch để xác nhận hành vi giá của cổ phiếu
Khoảng 2-3 năm trở lại đây, trong quá trình nghiên cứu các đồ thị cổ phiếu trong quá khứ, tôi nhận ra rằng khối lượng giao dịch ngày càng đưa ra nhiều tín hiệu sai lầm hơn.
Trong bài viết 10 nguyên tắc vàng của Dan Zanger có một nguyên tắc liên quan đến khối lượng giao dịch như sau
“Hãy nhớ rằng cổ phiếu cần khối lượng để chuyển động, vì vậy bắt đầu theo dõi khối lượng giao dịch của cổ phiếu bạn quan tâm, sau đó là cách cổ phiếu phản ứng khi khối lượng tăng vọt. Bạn có thể thấy những đợt tăng vọt này trên bất kỳ biểu đồ nào. Khối lượng là chìa khóa của chuyển động, sự thành công hoặc thất bại của cổ phiếu bạn.”
Đây là một lý thuyết quan trọng về khối lượng giao dịch, đặc biệt là với những ai giao dịch theo xu hướng. Khi một cổ phiếu phá vỡ một nền giá tích lũy, vượt lên một nền giá mới, nếu đi kèm với khối lượng lớn đột biến, thì cú phá vỡ đó rất đáng tin cậy. Ngược lại, nếu khối lượng chỉ khiêm tốn, chúng ta nên nghi ngờ cú phá vỡ đó.
Ngược lại, nếu cổ phiếu có phiên giảm điểm mạnh với khối lượng rất lớn sau một giai đoạn tăng giá, điều đó có nghĩa là cổ phiếu có nhiều khả năng đã tạo đỉnh, va do đó, chúng ta nên thoát ra khỏi cổ phiếu đó càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu các đồ thị giá các cổ phiếu trong quá khứ, tôi thấy điều này không luôn luôn như vậy.
Tôi sẽ bổ sung vào bài viết này những ví dụ mà tôi tìm thấy thể hiện những tín hiệu trái chiều của khối lượng khi có thời gian hơn.
Ở đây, tôi sẽ chỉ nhấn mạnh rằng, càng về sau, tôi càng tập trung vào đường giá là công cụ chính. Suy cho cùng, cái chúng ta giao dịch là đường giá của cổ phiếu, không phải là khối lượng. Các chỉ báo kỹ thuật mà chúng ta sử dụng, do đó, nên tập trung vào đường giá. Nếu chúng ta quá chú ý đến khối lượng giao dịch, đòi hỏi những tiêu chí khắt khe về lý thuyết, mà quên đi rằng đường giá mới thể hiện tất cả, rất có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ những xu hướng tăng lớn.
Và hôm nay tôi đọc được một tweet của Mike Webster, một nhà quản lý quỹ nổi tiếng của O’Neil. Tôi thường xuyên theo dõi và đọc các bài viết của ông, vì những kiến thức và kinh nghiệm ông chia sẻ luôn đem lại cho tôi nhiều góc nhìn mới trong hoạt động giao
Nội dung của tweet trên muốn nói rằng ông đã xem khối lượng giao dịch là một dữ liệu không còn đáng tin cậy
Một vài lý do khiến khối lượng giao dịch không còn đáng tin cậy như trước
Cách đây vài chục năm, những năm 60-70 của thế kỷ trước, khi mà khối lượng giao dịch bắt đầu được sử dụng để xác nhận hành vi giá, việc giao dịch không nhanh như hiện nay mà tốn rất nhiều thời gian, chi phí: bạn cần gọi điện đến sàn, thông báo lệnh mua bán, và chờ đợi người môi giới thực hiện lệnh của bạn. Bạn sẽ mất chi phí giao dịch, cao hơn hiện nay rất nhiều, mất thời gian thực hiện, và trượt giá. Nói cách khác, nó tương tự như mua bán nhà đất. Vì lý do đó, các giao dịch thể hiện rõ mục tiêu của người thực hiện hơn rất nhiều so với hiện nay.
Hiện nay, việc giao dịch trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều, với chi phí vô cùng thấp thậm chí là gần như miễn phí. Mỗi giao dịch mua bán vì thế thể hiện tính cam kết yếu hơn rất nhiều so với trước đây. Một nhà đầu tư có thể mua vào và bán ra trong ngày. Điều này đúng kể cả ở VN khi rất nhiều nhà đầu tư luôn có sẵn một lượng hàng nhất định trong tài khoản và giao dịch lướt sóng trong ngày, không cần đợi hàng về.
Thêm vào đó, ở các thị trường phát triển như Mỹ, khi các sản phẩm phái sinh chứng khoán ngày càng lớn (hiện nay tổng giá trị giao dịch các sản sản phẩm phái sinh từ cổ phiếu lớn hơn rất nhiều so với giá trị giao dịch của chính cổ phiếu), cộng với số lượng các quỹ ETF lên đến hàng ngàn. Các quỹ ETF, các broker chứng khoán phái sinh (ví dụ như CFD) tham gia mua bán các cổ phiếu hoàn toàn không phải với mục đích kiếm tiền từ biến động giá của chính các cổ phiếu này, mà vì những mục tiêu khác như cần bằng danh mục, trung hòa rủi ro (với options, quyền chọn
Vì những lý do cơ bản trên, Mike Webster cho rằng khối lượng giao dịch thực ra là vô cùng quan trọng, nhưng chỉ là phần khối lượng giao dịch thể hiện chủ đích thực sự của nhà giao dịch.
Trong khi đó, số liệu giao dịch mà chúng ta nhận được bao gồm rất nhiều nhóm (khối lượng giao dịch thực sự thể hiện ý định của nhà giao dịch, khối lượng giao dịch ngẫu nhiên trong ngày, khối lượng giao dịch của các broker phái sinh chứng khoán hay các quỹ ETF) và chúng ta không có phương pháp nào đáng tin cậy, hoặc ít nhất là chưa có, để phân nhóm các khối lượng này.
Vì vậy, rất khó để sử dụng số liệu giao dịch tổng hợp mà chúng ta nhận được để xác nhận hành vi giá như lý thuyết cổ điển về khối lượng đề cập.
Đây là một góc nhìn rất mới và khối lượng. Bản thân tôi trong một vài năm gần đây cũng ngày càng ít chú ý đến khối lượng hơn trong giao dịch. Suy cho cùng, cái chúng ta giao dịch là biến động giá của cổ phiếu, khối lượng chỉ là một sự xác nhận.
Comments
Post a Comment