Skip to main content

Doanh nghiệp lo đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu

 

Làn sóng tái bùng phát dịch ở Trung Quốc khiến các ngành sản xuất hàng điện tử, lắp máy, da giày, dệt may,… đứng trước nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu sản xuất, các đơn hàng đình trệ 

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu do tắc nghẽn cảng biển thế giới cũng như biến động dịch bệnh tại Trung Quốc khiến các ngành công nghiệp, từ những nhà sản xuất ôtô đến các công ty công nghệ, đang gặp khó. Các nhà máy và kho hàng ngừng hoạt động, việc giao hàng bằng xe tải bị chậm lại, thiếu xe container..., các quy tắc nghiêm ngặt của Trung Quốc để chống dịch khiến các doanh nghiệp Việt phụ thuộc lớn vào thị trường này gặp gián đoạn ở cả chiều xuất khẩu lẫn nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Những tác động không nhỏ

“Ảnh hưởng nghiêm trọng”, đó là nhấn mạnh của bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso), khi nói về tình trạng thiếu nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất từ Trung Quốc. “Các đối tác phía Trung Quốc cho biết bên đó đang thiếu container rỗng để chuyển hàng về, cộng với nguồn cung khan hiếm do nhà máy tạm dừng hoạt động vì Covid-19. Không có nguyên phụ liệu để sản xuất nên tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại”, bà Xuân giải thích.

Còn bà Tôn Nữ Cát Ngọc, Giám đốc điều hành Công ty T.Y (TP.HCM), cho biết hiện các doanh nghiệp may mặc đang có đơn hàng tăng do một số nhà mua hàng chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, song không phải không có lo lắng. “Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn các loại nguyên phụ liệu phục vụ ngành hàng dệt may xuất khẩu. Họ ngưng sản xuất để chống Covid-19, đồng nghĩa với chuỗi cung ứng toàn cầu lại tiếp tục bị đứt gãy. Nếu tìm được nguồn hàng mua khác thì đơn giá đầu vào cũng cao hơn nhiều nên lợi thu về không bù với công sức bỏ ra”.

Chuyên làm hàng may gia công cho các thị trường lớn, Tổng công ty Cổ phần May Đáp Cầu nhập tới 80% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc theo chỉ định của bạn hàng. Ông Nguyễn Đức Thăng, Giám đốc Công ty cho hay nhiều hàng hóa nguyên liệu đi từ các cảng ở Thượng Hải nên cả tháng nay hàng về rất chậm hoặc không về. “Với những đơn hàng không có đủ nguyên liệu, chúng tôi đang đàm phán lại thời gian giao hàng nhưng cũng không thể lùi chậm lại quá, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với nhiều rủi ro về thanh toán”, ông Thăng nói.

Không riêng gì ngành da giày hay dệt may mà các công ty trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng chịu tác động không nhỏ. Công ty Cổ phần Metect (Hưng Yên) hiện đang có một đơn hàng inox đặc chủng nhập từ Trung Quốc bị trễ hạn giao hàng đã nửa tháng. Nguyên nhân do đối tác cung cấp nguyên phụ liệu thông báo nhà máy đang phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch. Trong khi đó, đa số đơn hàng của công ty đã ứng tiền nên trong thời gian ngắn rất khó để đổi nhà cung cấp khác. “Nếu không nhập được nguyên phụ liệu về sản xuất thì đơn hàng của công ty sẽ không giao kịp tiến độ, khách hàng có thể hủy hợp đồng”, lãnh đạo Metect cho hay.

Đại diện các doanh nghiệp trong ngành cao su - nhựa cho biết phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt mà gần như toàn cầu, bởi Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất cho ngành lớn nhất hiện nay. Nếu buộc phải thay đổi nguồn cung, thì việc chuyển sang nhập từ Mỹ hay châu Âu cũng khả thi nhưng khi đó giá sẽ cao hơn rất nhiều và phải có sự đồng ý của nhà đặt hàng. Điều này khiến các doanh nghiệp đối mặt với khó khăn khi tái khôi phục sản xuất.

Trong khi đó, ông Trần Văn Hào, Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Thái Việt Trung, doanh nghiệp chuyên vận chuyển nguyên liệu cho các tập đoàn điện tử lớn tại Việt Nam, cho hay do vận chuyển bằng đường bộ gián đoạn, việc thông quan tại các cửa khẩu gặp khó khăn nên có thời điểm để đáp ứng nhu cầu sản xuất, có doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã phải thuê nhiều chuyến bay riêng để vận chuyển linh kiện, thiết bị. “Điều này làm doanh nghiệp tăng chi phí rất lớn, trong khi những doanh nghiệp vận tải như chúng tôi lại thiếu việc làm trầm trọng”, ông Hào nói.

Chiến lược chủ động thích ứng phù hợp

Nhiều doanh nghiệp thừa nhận Trung Quốc hiện vẫn là thị trường cung cấp chính nguyên phụ liệu cho một số ngành công nghiệp của Việt Nam, do vậy các doanh nghiệp vừa nhập khẩu về để sản xuất, vừa để xuất khẩu sang các thị trường khác. Bên cạnh đó, theo phần lớn các doanh nghiệp, việc thay thế nguồn cung nguyên phụ liệu có nguồn gốc từ Thái Lan, Hàn Quốc thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đã được các doanh nghiệp tính đến, “nhưng chỉ có các thương hiệu lớn mới làm được điều này vì chi phí sẽ tăng cao”, đại diện một doanh nghiệp cho hay.

Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường có vai trò quan trọng đối với cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta. Theo số liệu thống kê năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 56 tỷ USD và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Về nhập khẩu, đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ta với kim ngạch năm 2021 ghi nhận ở mức 109,9 tỷ USD. Đặc biệt đây cũng là thị trường cung cấp lớn đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam, nhất là với nhóm linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, vải và hóa chất.

Việc giao nhận hàng hóa bị chậm đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị gián đoạn. Bộ Công Thương cho biết thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp cập nhật những thay đổi về chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng đầu mối thông tin tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng yêu cầu các hiệp hội, doanh nghiệp có đánh giá, rà soát kỹ lưỡng những tác động của việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp phong tỏa vì Covid-19. Đồng thời, vì chủ trương của nước bạn là “Zero Covid” nên doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng để có chiến lược phù hợp.

Ngoài việc hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối cung cầu, Bộ Công Thương sẽ tăng cường việc mở rộng các thị trường mới để giúp doanh nghiệp tránh phụ thuộc vào một thị trường cả ở chiều nhập và xuất khẩu. Đặc biệt, sẽ tận dụng có hiệu quả những lợi thế, các cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Về phía các doanh nghiệp, trước mắt, vừa phải cầm cự sản xuất, giữ khách hàng, vừa đảm bảo tiến độ giao hàng. Một số doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Trong bối cảnh trên, nhiều chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn thị trường xuất khẩu hàng hóa để tránh phụ thuộc. Bên cạnh đó, cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu. Đây là vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

X88 Yuanta Tổng hợp

Nguồn tham khảo: Vneconomy


Comments

Popular posts from this blog

Viettel Global (VGI) đạt lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 1.643 tỷ đồng trong quý I/2022

Châu Phi tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng của Viettel Global khi doanh thu của khu vực này tăng 33% so với cùng kỳ. Viettel Global (Upcom: VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2022 – ghi nhận một trong những quý khởi sắc nhất từ trước đến nay. Theo đó doanh thu hợp nhất của Viettel Global trong quý đầu năm đạt 5.437 tỷ đồng, tăng hơn 800 tỷ, tương ứng tăng 17% so với cùng kỳ.  Đáng chú ý, lãi gộp của Viettel Global tăng tới 37% lên 2.601 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp lên đến gần 48% cao hơn rất nhiều so với những quý gần đây . Tỷ giá diễn biến ổn định cùng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể từ 1.217 tỷ xuống 560 tỷ giúp cho tình hình tài chính của Viettel Global khả quan hơn.  Các yếu tố này giúp cho Viettel Global đạt mức lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 1.643 tỷ đồng, tăng gần 1.750 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.189 tỷ, tăng 1.850 tỷ đồng. Tiếp đà từ năm ngoái, động lực tăng trưởng của Viettel Global hiện vẫn đến từ khu v

Bản tin thị trường ngày 27-04-2022

  Nguồn: FireAnt ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH Lực cầu tích cực hơn từ giữa phiên chiều giúp chỉ số VNIndex khởi sắc và đẩy mạnh đà tăng, tuy nhiên đà tăng của chỉ số đã chững lại trước đường EMA 5 ngày với mức tăng điểm 0,9% khi đóng cửa. Rổ VN30 ghi nhận 14 mã tăng và 11 mã giảm, chỉ số đại diện rổ tăng nhẹ 0,37%. Nhóm trung bình thấp vẫn duy trì đà phục hồi tốt hơn với mức tăng tương ứng 1,59% và 2,47% trên chỉ số VNMidcap và VNSmallcap.  KLGD trên HOSE chỉ đạt 485,5 triệu đơn vị (thấp hơn so với bình quân 20 phiên) và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 9.2021. Thanh khoản thu hẹp trong phiên tăng điểm cho thấy sự dè dặt của lực cầu sau nhịp biến động. Khối nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng -254 tỷ đồng trên HOSE QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG Như nhận định trong bản tin gần nhất, chỉ số VNIndex đã hồi phục về vùng kháng cự gần 1.350 - 1.365 điểm. Nhịp hồi phục khả năng sẽ tiếp diê

Đặc điểm của Thị Trường Cổ Phiếu Chứng Khoán tại Việt Nam

Đặc điểm của Thị Trường Cổ Phiếu Chứng Khoán tại Việt Nam Chúng ta sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản nhất để tất cả mọi người không chuyên về kiến thức đầu tư cũng có thể hiều. Đặc điểm của nguồn vốn từ cổ phiếu là doanh nghiệp phải đăng ký niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán để có thể huy động vốn ngoài thị trường. Hiện tại Việt Nam có 2 sàn giao dịch chứng khoán chính là HOSE tại TP. HCM và sàn HNX tại Hà Nội. Ngoài ra chúng ta còn có 1 sàn giao dịch cho các cổ phiếu của các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên hai sàn trên là Upcom. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu từ những năm 2000. Ban đầu với hai công tu niêm yết là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh ( Mã cổ phiếu: REE) và Công ty Cồ phần Sam Holdings( Mã cổ phiếu: SAM) nhưng hiện tại tính trên 3 sàn thì đã có hơn 1700 mã cổ phiếu đang được giao dịch. Quy mô vốn hoá của thị trường Việt Nam mặc dù là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên vẫn còn thấp hơn bình quân của các nước trong khu vực. Điều đó cho thấy ti

Khối lượng có thực sự quan trọng?

Một góc nhìn mới về khối lượng giao dịch để xác nhận hành vi giá của cổ phiếu Khoảng 2-3 năm trở lại đây, trong quá trình nghiên cứu các đồ thị cổ phiếu trong quá khứ, tôi nhận ra rằng khối lượng giao dịch ngày càng đưa ra nhiều tín hiệu sai lầm hơn. Trong bài viết  10 nguyên tắc vàng của Dan Zanger  có một nguyên tắc liên quan đến khối lượng giao dịch như sau “ Hãy nhớ rằng cổ phiếu cần khối lượng để chuyển động, vì vậy bắt đầu theo dõi khối lượng giao dịch của cổ phiếu bạn quan tâm, sau đó là cách cổ phiếu phản ứng khi khối lượng tăng vọt. Bạn có thể thấy những đợt tăng vọt này trên bất kỳ biểu đồ nào. Khối lượng là chìa khóa của chuyển động, sự thành công hoặc thất bại của cổ phiếu bạn.” Đây là một lý thuyết quan trọng về khối lượng giao dịch, đặc biệt là với những ai giao dịch theo xu hướng. Khi một cổ phiếu phá vỡ một nền giá tích lũy, vượt lên một nền giá mới, nếu đi kèm với khối lượng lớn đột biến, thì cú phá vỡ đó rất đáng tin cậy. Ngược lại, nếu khối lượng chỉ khiêm tốn, chúng

MVN - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (UpCOM)

MVN- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam-CTCP Nguồn đồ thị: Tuấn Anh Yuanta VT Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo cho biết Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) chưa có doanh nghiệp nào khai thác đội tàu container chuyên nghiệp nên sẽ thành lập Công ty cổ phần Vận tải container VIMC để bắt kịp xu hướng container hóa trong vận tải biển trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Công ty cổ phần Vận tải container VIMC có vốn điều lệ khi thành lập 2.041 tỷ đồng, VIMC nắm 51% vốn. Hiện, VIMC đang phát triển dịch vụ vận tải container tại Công ty vận tải biển VIMC, quản lý khai thác 2 tàu container và đại lý khai thác 3 tàu container của doanh nghiệp khác. Khi thành lập công ty mới, VIMC sẽ góp bằng vốn 2 tàu container đang sở hữu. Ngoài ra, bên cạnh các dự án chuyển tiếp năm trước, năm nay, VIMC sẽ đầu tư vỏ container để thay thế vỏ cũ, tổng mức đầu tư khoảng 146,8 tỷ đồng; đầu tư 2 tàu container 1.700 – 2.200 TEU với tổng mức đầu tư 1.160 tỷ đồng.