Skip to main content

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm

Việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt trên diện rộng liên quan tới đại dịch COVID-19 đã làm ngừng trệ hoạt động sản xuất công nghiệp và làm gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc 

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4/2022 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020, do việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt trên diện rộng liên quan tới đại dịch COVID-19 đã làm ngừng trệ hoạt động sản xuất công nghiệp và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, dấy lên lo ngại về sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Trung Quốc trong quý 2/2022 sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng toàn cầu.

Đây cũng là dấu hiệu kinh tế mới nhất được công bố sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách “Zero COVID.”

Cụ thể, theo báo cáo ngày 30/4 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) thuộc lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chỉ đạt mức 47,4 điểm trong tháng 4/2022, dưới mốc 50 điểm - phân định giữa tăng trưởng và suy giảm, với việc các nhà chức trách nước này cho rằng sự suy giảm trong hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu thụ đã sâu sắc hơn.

Số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc nhằm nhanh chóng dập dịch bằng các phong tỏa xã hội và xét nghiệm hàng loạt đã bị thách thức nghiêm trọng bởi sự trỗi dậy của biến thể Omicron.

Hàng chục thành phố của Trung Quốc, bao gồm các “trụ cột” kinh tế như Thâm Quyến và Thượng Hải, đã bị phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần trong những tháng gần đây.

Cách tiếp cận này, giữa lúc hầu hết thế giới đang học cách sống chung với virus, đã gây ra tổn thất kinh tế ngày càng nặng nề, với các quy định khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và khiến hàng hóa chất đống tại các cảng container bận rộn nhất thế giới.

Nhà thống kê cấp cao Zhao Qinghe thuộc NBS thừa nhận rằng, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã phải cắt giảm hoặc ngừng hẳn hoạt động sản xuất, trong khi nhiều doanh nghiệp báo cáo tình hình vận chuyển khó khăn gia tăng, đồng thời lưu ý chỉ số giá nguyên vật liệu thô vẫn ở mức "tương đối cao."

Với hàng trăm triệu người dân bị “mắc kẹt” trong nhà, tiêu dùng của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề, khiến nhiều nhà phân tích cắt giảm dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo số liệu của NBS, chỉ số PMI thuôc lĩnh vực phi chế tạo của Trung Quốc chính thức cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020, khi quốc gia này chuẩn bị cho kỳ nghỉ Lễ Lao động.

Trước đó, ngày 28/4, gã khổng lồ công nghệ Apple đã cảnh báo rằng phong tỏa xã hội của Trung Quốc là một trong những yếu tố có thể làm giảm lợi nhuận kinh doanh quý 2/2022 của công ty này khoảng 4-8 tỷ USD.

Trong khi đó, nhà sản xuất ôtô điện Tesla đã quyết định giảm sản lượng tạm thời do các hạn chế liên quan tới COVID-19 của Trung Quốc.

Một số nhà phân tích thậm chí đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế Trung Quốc đang gia tăng, cho rằng các nhà hoạch định chính sách nước này cần phải cung cấp nhiều gói kích thích hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng vào năm 2022 là khoảng 5,5%.

Ngoài các hạn chế về COVID-19 và rủi ro gia tăng từ xung đột Nga-Ukraine, tiêu dùng liên tục sụt giảm và đà suy thoái kéo dài trên thị trường bất động sản cũng đang đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa để củng cố niềm tin tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng mất việc làm tại nước này.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nhiệm vụ của các nhà chức trách Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn trừ khi họ nới lỏng chính sách “Zero COVID.”

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm hơn 4% trong tháng 4/2022, mức giảm hàng tháng lớn nhất trong 28 năm, trong khi thị trường chứng khoán nước này cũng có diễn biến tồi tệ sau khi Nga bị phương Tây trừng phạt.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 4,8% trong quý I/2022 so với một năm trước đó, đánh bại kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 4,4%, nhưng dữ liệu kinh tế của nước này đã suy yếu đáng kể trong tháng 3/2022, với sự sụt giảm doanh số bán lẻ và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ tháng 5/2020.

X88 Yuanta Tổng hợp

Nguồn: Vietnamiz

Comments

Popular posts from this blog

Viettel Global (VGI) đạt lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 1.643 tỷ đồng trong quý I/2022

Châu Phi tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng của Viettel Global khi doanh thu của khu vực này tăng 33% so với cùng kỳ. Viettel Global (Upcom: VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2022 – ghi nhận một trong những quý khởi sắc nhất từ trước đến nay. Theo đó doanh thu hợp nhất của Viettel Global trong quý đầu năm đạt 5.437 tỷ đồng, tăng hơn 800 tỷ, tương ứng tăng 17% so với cùng kỳ.  Đáng chú ý, lãi gộp của Viettel Global tăng tới 37% lên 2.601 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp lên đến gần 48% cao hơn rất nhiều so với những quý gần đây . Tỷ giá diễn biến ổn định cùng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể từ 1.217 tỷ xuống 560 tỷ giúp cho tình hình tài chính của Viettel Global khả quan hơn.  Các yếu tố này giúp cho Viettel Global đạt mức lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục 1.643 tỷ đồng, tăng gần 1.750 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.189 tỷ, tăng 1.850 tỷ đồng. Tiếp đà từ năm ngoái, động lực tăng trưởng của Viettel Global hiện vẫn đến từ khu v

Bản tin thị trường ngày 27-04-2022

  Nguồn: FireAnt ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH Lực cầu tích cực hơn từ giữa phiên chiều giúp chỉ số VNIndex khởi sắc và đẩy mạnh đà tăng, tuy nhiên đà tăng của chỉ số đã chững lại trước đường EMA 5 ngày với mức tăng điểm 0,9% khi đóng cửa. Rổ VN30 ghi nhận 14 mã tăng và 11 mã giảm, chỉ số đại diện rổ tăng nhẹ 0,37%. Nhóm trung bình thấp vẫn duy trì đà phục hồi tốt hơn với mức tăng tương ứng 1,59% và 2,47% trên chỉ số VNMidcap và VNSmallcap.  KLGD trên HOSE chỉ đạt 485,5 triệu đơn vị (thấp hơn so với bình quân 20 phiên) và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 9.2021. Thanh khoản thu hẹp trong phiên tăng điểm cho thấy sự dè dặt của lực cầu sau nhịp biến động. Khối nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng -254 tỷ đồng trên HOSE QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG Như nhận định trong bản tin gần nhất, chỉ số VNIndex đã hồi phục về vùng kháng cự gần 1.350 - 1.365 điểm. Nhịp hồi phục khả năng sẽ tiếp diê

Đặc điểm của Thị Trường Cổ Phiếu Chứng Khoán tại Việt Nam

Đặc điểm của Thị Trường Cổ Phiếu Chứng Khoán tại Việt Nam Chúng ta sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản nhất để tất cả mọi người không chuyên về kiến thức đầu tư cũng có thể hiều. Đặc điểm của nguồn vốn từ cổ phiếu là doanh nghiệp phải đăng ký niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán để có thể huy động vốn ngoài thị trường. Hiện tại Việt Nam có 2 sàn giao dịch chứng khoán chính là HOSE tại TP. HCM và sàn HNX tại Hà Nội. Ngoài ra chúng ta còn có 1 sàn giao dịch cho các cổ phiếu của các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên hai sàn trên là Upcom. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu từ những năm 2000. Ban đầu với hai công tu niêm yết là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh ( Mã cổ phiếu: REE) và Công ty Cồ phần Sam Holdings( Mã cổ phiếu: SAM) nhưng hiện tại tính trên 3 sàn thì đã có hơn 1700 mã cổ phiếu đang được giao dịch. Quy mô vốn hoá của thị trường Việt Nam mặc dù là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên vẫn còn thấp hơn bình quân của các nước trong khu vực. Điều đó cho thấy ti

Khối lượng có thực sự quan trọng?

Một góc nhìn mới về khối lượng giao dịch để xác nhận hành vi giá của cổ phiếu Khoảng 2-3 năm trở lại đây, trong quá trình nghiên cứu các đồ thị cổ phiếu trong quá khứ, tôi nhận ra rằng khối lượng giao dịch ngày càng đưa ra nhiều tín hiệu sai lầm hơn. Trong bài viết  10 nguyên tắc vàng của Dan Zanger  có một nguyên tắc liên quan đến khối lượng giao dịch như sau “ Hãy nhớ rằng cổ phiếu cần khối lượng để chuyển động, vì vậy bắt đầu theo dõi khối lượng giao dịch của cổ phiếu bạn quan tâm, sau đó là cách cổ phiếu phản ứng khi khối lượng tăng vọt. Bạn có thể thấy những đợt tăng vọt này trên bất kỳ biểu đồ nào. Khối lượng là chìa khóa của chuyển động, sự thành công hoặc thất bại của cổ phiếu bạn.” Đây là một lý thuyết quan trọng về khối lượng giao dịch, đặc biệt là với những ai giao dịch theo xu hướng. Khi một cổ phiếu phá vỡ một nền giá tích lũy, vượt lên một nền giá mới, nếu đi kèm với khối lượng lớn đột biến, thì cú phá vỡ đó rất đáng tin cậy. Ngược lại, nếu khối lượng chỉ khiêm tốn, chúng

MVN - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (UpCOM)

MVN- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam-CTCP Nguồn đồ thị: Tuấn Anh Yuanta VT Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo cho biết Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) chưa có doanh nghiệp nào khai thác đội tàu container chuyên nghiệp nên sẽ thành lập Công ty cổ phần Vận tải container VIMC để bắt kịp xu hướng container hóa trong vận tải biển trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Công ty cổ phần Vận tải container VIMC có vốn điều lệ khi thành lập 2.041 tỷ đồng, VIMC nắm 51% vốn. Hiện, VIMC đang phát triển dịch vụ vận tải container tại Công ty vận tải biển VIMC, quản lý khai thác 2 tàu container và đại lý khai thác 3 tàu container của doanh nghiệp khác. Khi thành lập công ty mới, VIMC sẽ góp bằng vốn 2 tàu container đang sở hữu. Ngoài ra, bên cạnh các dự án chuyển tiếp năm trước, năm nay, VIMC sẽ đầu tư vỏ container để thay thế vỏ cũ, tổng mức đầu tư khoảng 146,8 tỷ đồng; đầu tư 2 tàu container 1.700 – 2.200 TEU với tổng mức đầu tư 1.160 tỷ đồng.