Để thực hiện mục tiêu đề ra, GMD có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ Gemalink 2, Nam Đình Vũ 2 và một số tin khác liên quan đến việc thoái vốn 24% Gemalink, thoái vốn mảng cao su, phát hành quyền mua tỷ lệ 3:1 cho cổ đông hiện hữu
Thoái vốn tại Gemalink tỷ lệ tối đa 24%
Trong năm 2021, khu vực Cái Mép - Thị Vải tăng trưởng 80.000 Teus, chiếm 15% thị phần Cái Mép Thị Vải 2021. Dự kiến năm 2022, full công suất giai đoạn 1, thị phần sẽ chiếm khoảng 20%. Trong thời giạn tới, khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, thị phần có thể lên 25-30%.
Trong 3 tháng đầu năm, sản lượng Gemalink chiếm khoảng 40% so với tổng sản lượng các cảng Gemadept.
Gemalink là 19 cảng lớn nhất thế giới. Với chiến lược thoái vốn tại Gemalink, có nhiều đối tác khách hàng rất muốn làm cổ đông của GMD. Lợi ích trước tiên nhất, sẽ được ưu tiên về mặt cầu bến, chỉ có Gemalink là có room để tăng trưởng.
GMD đánh giá hiệu quả của dự án Gemalink là kỳ tích, chỉ sau 1 năm hoạt động đã đạt được 1 triệu TEU, năm thứ 2 đã full công suất giai đoạn 1.
Tỷ lệ tối đa GMD thoái vốn tại Gemalink tối đa là 24%, ưu tiên đối tác là các hãng tàu.
Nam Đình Vũ có lợi thế cạnh tranh khi là hệ sinh thái tích hợp đồng thời logistics và cảng biển, đón được tàu lớn nhất khu vực
Theo số liệu 2021, sản lượng thông quan các cảng tại Hải Phòng khoảng 5,5 triệu Teus, tương đương 85% công suất sử dụng chung, nhiều cảng đã vượt công suất.
Trong tương lai, xu hướng chuyển dịch hàng hóa từ các vùng, cảng nhỏ hơn về cảng lớn ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xây dựng cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 là đúng thời điểm và kịp thời, không áp lực về dư cung.
Lợi thế cạnh tranh của Nam Đình Vũ là (1) hệ sinh thái tích hợp logistics và cảng biển, các doanh nghiệp logitsics và khai thác cảng khác không có được điều này; (2) Phương tiện thiết bị, hệ thống cảng không thua kém bất kỳ cảng nào trong khu vực; (3) So với khu vực Đình Vũ, Nam Đình Vũ có lợi thế là đón được tàu lớn nhất.
Do tính cạnh tranh của khu vực Hải Phòng, GMD sẽ đưa ra một số chính sách khác như ưu đãi cho khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh. Sắp tới, nếu có điều kiện, GMD sẽ tăng giá dịch vụ bố xếp tàu… góp phần vào lợi nhuận của khối cảng GMD trong thời gian vừa qua.
Kế hoạch thoái vốn mảng cao su
GMD cho rằng hiện tại là thời điểm thuận lợi cho việc thoái vốn, do (1) Những cây cao su đủ diện tích đủ lớn và cây phát triển tốt sẽ thu hút nhà đầu tư lớn quan tâm; (2) Cơ sở hạ tầng và kết nối ở Campuchia đến dự án này đã được hoàn thành; (3) Thị trường cao su đang ở mức rất cao liên quan đến giá dầu.
Đặt lại kế hoạch năm 2022 ở mức tăng trưởng cao hơn
Ban đầu, GMD đề ra kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 24% so với thực hiện năm trước.
Tuy nhiên, Ông Đỗ Văn Nhân - Chủ tịch HĐQT GMD chia sẻ: "Sau khi xem xét kết quả kinh doanh quý 1 đã đạt tương đối tốt, doanh thu 880 tỷ đồng và lãi trước thuế 350 tỷ đồng, tăng đến 80% so cùng kỳ. Trên cơ sở này, Ban Tổng Giám đốc (TGĐ) đã mạnh dạn đăng ký phấn đấu mức doanh thu 2022 là 3.850 tỷ đồng và lãi trước thuế là 1.200 tỷ đồng. Nếu đạt con số đó, GMD sẽ đạt được mức tăng trưởng liên tục trên 50% trong 2 năm liền”.
Với mục tiêu đề ra, GMD cần nhanh chóng triển khai các dự án là Nam Đình Vũ giai đoạn 2 và Gemalink giai đoạn 2.
Một khi 2 dự án trọng điểm này đi vào hoạt động, dự kiến trong năm 2024-2025, năng lực khai thác cảng, sản lượng thông quan của Gemadept sẽ tăng gần gấp đôi.
Trong năm 2022, Công ty sẽ tiếp tục triển khai 3 dự án sản xuất kinh doanh trọng điểm. Trong đó, dự án Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 (Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, công suất 500.000 Teus/năm, đã khởi công tháng 12/2021 và dự kiến bắt đầu khai thác vào quý 1/2023.
Với dự án Cảng nước sâu Gemalink - giai đoạn 2 (Bà Rịa - Vũng Tàu) với quy mô 39 ha, tổng vốn đầu tư 190 triệu USD, công suất 900.000 Teus/năm, công ty dự kiến khởi công vào quý 3/2022 và khai thác quý 1/2025.
Ngoài ra, GMD sẽ phát triển các dự án mới, hệ thống Trung tâm Logistics và ICD phía Nam với quy mô khoảng 10 ha, vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Kế hoạch chi trả cổ tức, tăng vốn
GMD dự kiến trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 12% (1.200 đồng/cp). Với hơn 301 triệu cp đang lưu hành, dự kiến GMD sẽ chi hơn 361 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Đại hội cũng đã thông qua việc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu năm 2022. GMD sẽ chào bán tối đa hơn 100 triệu cp với giá 20.000 đồng/cp, chỉ bằng 1/3 thị giá. Tỷ lệ thực hiện là 3:1 (cổ đông sở hữu 3 cp sẽ được mua thêm 1 cp mới).
Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của GMD sẽ tăng từ 3.014 tỷ đồng lên hơn 4.018 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2022, sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành là 2.009 tỷ đồng, sẽ được Công ty dùng tăng vốn góp vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ để thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và góp vốn vào các dự án cảng thủy nội địa (800 tỷ đồng), tăng vốn góp vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link để thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2 (1.000 tỷ đồng) và đầu tư mua sắm tài sản cố định phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty (209 tỷ đồng).
X88 Yuanta tồng hợp
Nguồn Vietstock
Comments
Post a Comment