Skip to main content

Posts

CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH PHÂN BÓN

Trong số tất cả các ngành công nghiệp, ngành phân bón là ngành hoạt động trong môi trường phức tạp, không ổn định và thay đổi nhanh chóng nhất. Sự không chắc chắn này là do giá nguyên liệu thô biến động trên thị trường quốc tế, chính sách của chính phủ về trợ cấp phân bón, gió mùa, điều kiện nhà máy sản xuất, nguồn khí tự nhiên, than đá sẵn có, v.v. Và để biết thêm về ngành công nghiệp mang nặng tính chu kỳ này hãy cùng X88 tìm hiểu về chuỗi giá trị ngành phân bón nói chung và ngành bón ở Việt Nam nói riêng. Ngành sản xuất phân bón có chuỗi giá trị khá đơn giản với chỉ 3 mắt xích: Mua sắm nguyên liệu thô; Sản xuất phân bón; Phân phối và tiếp thị. Mua sắm nguyên liệu thô Nguyên liệu thô phục vụ cho việc sản xuất phân bón bao gồm: Khi thiên nhiên (để tổng hợp NH3), Than, Apatit,… Các nguồn nguyên liệu khác: lưu huỳnh, magie, vi lượng (sắt, đồng, kẽm), phân Kali, SA Ngoài những nguyên liệu có sẵn trong nội địa như khí tự nhiên, than, và Apatit,… nhưng DN phân bón vẫn phải nhập khẩ
Recent posts

Phương pháp đầu tư cho NĐT mới bắt đầu

  Để thành công trên thị trường chứng khoán thì việc có một hệ thống phương pháp đầu tư nhất quán, hiệu quả là yếu tố tiên quyết. Ngay cả khi NĐT tìm kiếm được một chuyên gia tư vấn uy tín thì việc am hiểu về phân tích cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư phối hợp ăn ý hơn với chuyên gia tư vấn của mình và chủ động trong việc quản trị rủi ro. Trước bể kiến thức mênh mông, nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán cần tìm hiểu về phương pháp phân tích nào? Trên thị trường chứng khoán rộng lớn, ngoài những NĐT vẫn đang vô tư theo đuổi “trường phái tâm linh” ra thì có 2 trường phái phân tích phổ biến nhất, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.  Phân tích cơ bản là (fundamental analysis) là một trong những chiến lược đầu tư chứng khoán giúp bạn đánh giá giá trị của một tài sản bằng cách xem xét các yếu tố cơ bản, bao gồm: Tình hình kinh tế vĩ mô Tình hình ngành nghề Tình hình tài chính của doanh nghiệp Mục tiêu của phân tích cơ bản là xác định giá trị nội tại của tài sản, từ đó so sánh

Ai tác động tiêu cực đến thị trường nhiều hơn, Harris hay Trump?"

 Chính quyền Kamala Harris, nếu xảy ra, có thể tạo nên sự lạc quan cho thị trường chứng khoán hay sẽ gây ra thảm họa? Mặc dù chúng ta thích nghĩ rằng các Tổng thống của chúng ta là siêu nhân, nhưng trong hầu hết các trường hợp họ không phải vậy, và họ dựa vào một đội ngũ tư vấn viên và các nhà vận động hành lang, cố vấn để giúp định hình chương trình hành chính. Đây không phải là một phân tích chính trị hay quan điểm theo bất kỳ hình thức nào. Tôi chỉ đơn giản là phân tích tình hình hiện tại về cấu trúc quyền lực toàn cầu, các thị trường liên quan và cố gắng xác định những tài sản nào có thể hoạt động tốt - dựa trên người nào sẽ nắm quyền ở Mỹ trong 4-8 năm tới. Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nhiệm kỳ Tổng thống của Trump nói chung là tốt cho thị trường chứng khoán. Ngay cả khi bạn không đồng ý với ông ấy ở mức độ cá nhân, thị trường, đo lường qua S&P500, đã tăng khoảng 65% dưới nhiệm kỳ của Trump, rõ ràng nghĩ như vậy. Vì vậy, theo nghĩa đó, Trump

NHỮNG KHÍA CẠNH CẦN TÌM HIỂU KHI PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

  Dựa theo triết lý đầu tư của Ngài Graham và Ngài W.B, tôi  xin giới thiệu bố cục mẫu bao gồm những khía cạnh cần phân tích khi tìm hiểu và đánh giá một doanh nghiệp. Đây là bố cục mà tôi học hỏi được chứ không phải do tự sáng tạo ra, hy vọng sẽ giúp ích cho các độc giả đang không biết bắt đầu tìm hiểu về doanh nghiệp mình yêu thích từ đâu và như thế nào cho toàn diện. Ngoài những thông tin chung về tình hình cổ phiếu niêm yết bao gồm những thông tin cơ bản như giá thấp-cao 52 tuần (1 năm), SLCP đang lưu hành, Vốn hóa thị trường, thanh khoản trung bình 10 phiên hay vốn chủ sỡ hữu,... Những thông tin này nên được quan tâm trước khi bước vào quá trình deep due diligence vì chúng sẽ là công cụ để nhà đầu tư liên kết những thông tin, và nắm bắt được tình hình thị giá cổ phiếu trước khi đi tìm giá trị thực của nó. Những khía cạnh cơ bản nhất cần tìm hiểu trong quá trình phân tích doanh nghiệp bao gồm: 1. Business model: Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một khía cạnh tương đối dễ