Để thành công trên thị trường chứng khoán thì việc có một hệ thống phương pháp đầu tư nhất quán, hiệu quả là yếu tố tiên quyết. Ngay cả khi NĐT tìm kiếm được một chuyên gia tư vấn uy tín thì việc am hiểu về phân tích cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư phối hợp ăn ý hơn với chuyên gia tư vấn của mình và chủ động trong việc quản trị rủi ro. Trước bể kiến thức mênh mông, nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán cần tìm hiểu về phương pháp phân tích nào?
Trên thị trường chứng khoán rộng lớn, ngoài những NĐT vẫn đang vô tư theo đuổi “trường phái tâm linh” ra thì có 2 trường phái phân tích phổ biến nhất, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Phân tích cơ bản là (fundamental analysis) là một trong những chiến lược đầu tư chứng khoán giúp bạn đánh giá giá trị của một tài sản bằng cách xem xét các yếu tố cơ bản, bao gồm:
Tình hình kinh tế vĩ mô
Tình hình ngành nghề
Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Mục tiêu của phân tích cơ bản là xác định giá trị nội tại của tài sản, từ đó so sánh với giá thị trường hiện tại để đưa ra quyết định đầu tư.
Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là tên gọi chung của các phương pháp phân tích dựa trên dữ liệu giá hiện tại và quá khứ để dự đoán xu hướng của giá trong tương lai. Nhà đầu tư phân tích kỹ thuật sẽ sử dụng các công cụ (hay phương pháp) khác nhau để thực hiện việc phân tích đó ví dụ như VSA, Wyckoff, SMC hay sử dụng các loại mẫu hình biểu đồ,…
Để lựa chọn phương pháp nào phù hợp với nhà đầu tư tôi sẽ so sánh điểm lợi và hại dưới góc nhìn của 1 nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Yếu tố thứ nhất: Mức độ dễ dàng tiếp cận
Phân tích cơ bản đòi hỏi kiến thức sâu về kế toán, tài chính và ngành nghề của công ty. Nhà đầu tư cần có khả năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính, cũng như hiểu biết về yếu tố kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thì mới có thể hiểu và định giá chính xác được giá trị của một công ty. Để có được lượng kiến thức này NĐT cần phải được đào tạo bài bản về kế toán, tài chính và không ngừng mở rộng kiến thức về môi trường kinh doanh, quá trình này có thể mất 5-10 năm và bạn vẫn sẽ phải update kiến thức liên tục
Trong khi đó phân tích kỹ thuật có lượng kiến thức ít hơn, chỉ mất 1-2 năm để bạn có thể chọn lựa hệ thống giao dịch phù hợp và tìm hiểu về nó thông qua sách vở hay khóa học online. Quá trình thực hành, ứng dụng và kiểm soát tâm lý giao dịch mới là thách thức của PTKT
Tóm lại, Phân tích cơ bản thường đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, trong khi phân tích kỹ thuật có thể được tiếp cận một cách dễ dàng hơn và không yêu cầu kiến thức chuyên sâu. Điều này có nghĩa là phân tích kỹ thuật thường thu hút được một số lượng lớn hơn các nhà đầu tư cá nhân so với phân tích cơ bản. Do đó về mức độ dễ dàng tiếp cận mình đánh giá 1-0 cho PTKT.
Yếu tố thứ 2: Thời gian và công sức
Phân tích cơ bản đòi hỏi thời gian và nỗ lực để nghiên cứu và hiểu sâu về doanh nghiệp. 8 10 tiếng một ngày là hết sức bình thường do đó không phù hợp với NĐT không chuyên nghiệp
Trong khi đó PTKT sẽ tốn ít thời gian hơn khi NĐT thành thục phương pháp và bị những biến động trong phiên làm sao nhãng. Buổi tối sau khi đi làm về, bạ chỉ cần dành 1-2 tiếng nghiên cứu đồ thị và tìm kiếm cơ hội đều đặn mỗi ngày là đủ.
PTKT sẽ nổ trội hơn PTCB trong khía cạnh này.
Yếu tố thứ 3: Khả năng dự đoán và Hiệu quả đầu tư
Phân tích cơ bản có khả năng phân tích và dự phóng doanh nghiệp cho chu kỳ vài năm tiếp theo, qua đó kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tương xứng với sự tăng trưởng phát triển của DN. Nhiều nhà đầu tư lỗi lạc thậm chí mua vào cổ phiếu và nắm giữ trong hàng thập kỷ liên tục và đem lại mức sinh lợi hàng ngàn %
Trong khi đó, PTKT chủ yếu được vận dụng để dự đoán giá cổ phiếu trong ngắn hạn, từ vài ngày cho tới vài tháng. Trong trường phái PTKT có rất nhiều pp khác nhau,tùy vào thời gian mà các nhà giao dịch nắm giữ, tỷ lệ đòn bẩy mà họ sử dụng mức sinh lời theo đó cũng rất đa dạng, 10 20% cho tới 100 200% cho một cú bet.
Một lưu ý nữa rằng những con số trên chỉ đúng khi NĐT đã vận dụng thành thạo phương pháp, và có đẳng cấp top đầu. Lần này mình đánh giá PTCB sẽ nổi trội hơn so với PTKT.
Tổng kết lại, PTKT sẽ là trường phái phù hợp hơn đối với những nhà đầu tư mới và không có nền tảng về tài chính, có mong muốn kiếm được thu nhập thụ động từ TTCK. Còn nếu bạn là người có trình độ về tài chính, kế toán hay hiểu biểu sâu rộng về các yếu tố kinh doanh, PTCB sẽ phát huy được lợi thế của bạn tốt nhất. Suy cho cùng cả 2 phương pháp đều có những điểm lợi và thiếu sót bù trừ rất tốt cho nhau, do đó, việc kết hợp nhuẫn nhuyễn được cả 2 phương pháp mới thật sự là đích đến cuối cùng của một NĐT chuyên nghiệp.
Comments
Post a Comment