Distribution Phase trong phương pháp Wyckoff chính là giai đoạn Phân Phối. Thế giai đoạn Phân Phối là gì?
Giai đoạn phân phối được bắt đầu từ vùng TR (Trading Range) có các kết cấu giống với TR trong giai đoạn Tích Lũy (Accumulation Phase) ở bài viết trước có đề cập. Nhưng thị trường lúc này lại mang những tính chất, tâm lý ngược lại với giai đoạn Tích lũy.
Qua lại với giai đoạn Phân phối thì lúc này thị trường đang có dấu hiệu của sự tham lam cực độ của các nhà đầu tư, nhiều người bị FOMO vào thị trường hoặc thiếu động lực tăng giá. Vậy nó có những đặc điểm, cấu tạo thế nào để hình thành nên một giai đoạn Phân phối? Từ đó, nhà đầu tư có thế nhận biết được và thực hiện chốt lời và dừng việc tham gia vào thị trường để bảo vệ được tài sản của mình.
Sơ đồ về mô hình của giai đoạn Phân Phối dạng 1.
Sơ đồ về mô hình giai đoạn Phân Phối dạng 2.
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN PHÂN PHỐI.
PSY - PRELIMINARY SUPPLY: Là nguồn cung sơ bộ, là nơi tạo ra các kháng cự mạnh bằng việc bán ra khá mạnh sau mỗi đợt giá tăng lên. Sự chênh lệch về giá và khối lượng lớn, cung cấp dấu hiệu xu hướng tăng có thể sắp dừng lại.
BC- BUYING CLIMAX: Là điểm có lượng mua vào mạnh mẽ, thời gian này thì có lực mua đạt cao nhất và mức độ phổ biến ngày càng cao, việc mua này được rất mạnh từ những nhà đầu tư khác vì nhiều lý do khác.
AR- AUTOMATIC REACTION: Là phản ứng tự động. Việc mua vào dần cạn kiệt tại đây và nguồn cung lớn vẫn được thực hiện liên tục. Và đáy của TR cũng được xác định từ việc giá giảm tự động ở mức giá thấp của làn sóng nhỏ bán tháo này.
ST- SECONDARY TEST: Bài kiểm tra cầu thứ cấp, đây là bài kiểm tra của khu vực giao dịch đang được thực hiện mạnh mẽ ở khu vực giao dịch để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra cung cầu tại mức giá hiện tại. Đỉnh được xác nhận khi mà cung lớn hơn cầu cùng với khối lượng và mức chênh lệch cũng giảm thì khi đó thị trường sẽ về dần với vùng kháng cự BC.
SOW- SIGN OF WEAKNESS: Sẽ xuất hiện khi có dấu hiệu của sự suy yếu của thị trường, khi mà có mức chênh lệch và khối lượng tăng lên trong khi giá đang giảm xuống. Lúc này, thị trường đang bị nguồn cung mạnh hơn hẳn.
LPSY- LAST POINT OF SUPPLY: Có chức năng là kiểm tra đường hỗ trợ phía trên một SOW, có một sự phục hồi rất nhỏ ở mức chênh lệch hẹp, điều đó cho nhà đầu tư thấy được rằng thị trường đang trong lúc khó khăn trong việc tăng lên. Lúc này thì trường có thể có nguồn cầu yếu hoặc nguồn cung mạnh dựa vào khối lượng ít hoặc nhiều. Tại các điểm LPSY thì các điểm báo hiệu cho việc bắt đầu một xu hướng giảm. Nơi mà thực hiện vị thế bán ra tốt hoặc thêm vào các vị thế bán khống để thu thêm lợi nhuận chính là những điểm LPSY.
UTAD- UPTHRUST AFTER DISTRIBUTION: Mang chức năng tương đương với giai đoạn Spring trong giai đoạn tích lũy, nó là công cụ để đo được phạm vi giao dịch một cách khá chính xác. Lưu ý rằng UTAD có thể có xảy ra hoặc không xảy ra trong giai đoạn phân phối. Ở đây, việc tạo ra một nguồn cầu mới để tạo ra một mức giá bức phá xuyên qua trường kháng cự của TR thông qua một vài bài kiểm tra và UTAD thường xảy ra trong giai đoạn TR. Nếu việc tăng giá này xảy ra cùng với khối lượng ít và sau đó thêm việc giá đi về khu giao dịch với khối lượng lớn thì đây có thể là những bằng chứng nghiên về TR của giai đoạn phân phối, chứ không phải TR của giai đoạn tích lũy. Đối với ở bước này thì khiến cho các nhà đầu tư đang ở vị thế bán ra khó quyết định và những nhà đầu tư mới thì thường mua thêm vào, rất ít thông cho biết trước khi sự sụt giảm mạnh diễn ra.
Hình minh họa giai đoạn Phân Phối. Mã: SSI - Khung Day.
Hình minh họa giai đoạn Phân Phối. Mã: VNM.
CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG PHÂN PHỐI.
PHASE A.
Trong giai đoạn này thì xu hướng tăng trước đó bị dừng lại và bắt đầu một trạng thái Sideway. Trước giai đoạn A này thì nguồn cầu vẫn đang kiểm soát được thị trường. Tuy nhiên, khi vào giai đoạn A này thì nguồn cung bắt đầu xuất hiện cản trở nguồn cung bằng những phiên PSY và BC.
Sau sự kiện này xuất hiện những phiên điều chỉnh AR và những phiên Test lại ST của sự kiện BC trước đó kèm với khối lượng giao dịch giảm dần. Sau đó, xuất hiện những phiên tăng giá nhưng biên độ giá hẹp và khối lượng giảm dần.
PHASE B.
Ở giai đoạn này chính là thời gian xây dựng nên “Nguyên nhân” để chuẩn bị có một xu hướng giảm trong tương lai. Khi này, SM bắt đầu thực hiện bán dần lượng cổ phiếu mà họ đã nắm giữ.
Ở giai đoạn này khá giống với giai đoạn B của Tích Lũy. Tuy nhiên, giai đoạn B trong Phân Phối thì SM thực hiện bán dần cổ phiếu ra ngoài thị trường.
Xuất hiện các tính hiệu SOW thường đi kèm với các sự tăng giá nhưng biên độ giá và khối lượng giảm.
PHASE C.
Ở phase C thì là nơi thể hiện sự bế tắc của phase B xây dựng nên. Được thể qua bằng chứng là sự yếu kém của SOW đi kèm theo là sự lan rộng, giá thì tăng lên nhưng để phá vỡ kháng cự trong phase B tạo ra SOW. Sau đó, LPSY thường phù hợp với trường hợp giảm giá và khối lượng ở tại vị trí này ít có sự chênh lệch.
Trong giai đoạn này, dấu hiệu để xác nhận chính là các phiên Upthrust (UT) và UTAD. Đây là một phiên test cầu còn lại. Nó cũng chính là một cái bẫy tăng giá (Bull Trap) bằng việc tạo ra một dấu hiệu tăng giá giả nhưng sau đó giá tăng lại thất bại.
PHASE D.
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc hoàn thành các phiên test ở giai đoạn C cho thấy rằng những nguồn cầu còn lại đã cạn kiệt. Lúc này, giá sẽ giảm về các vùng hỗ trợ. Ngoài ra, ở giai đoạn này xuất hiện thêm những dấu hiệu như nguồn cung nhiều lên lấn át cầu làm cho giá giảm xuyên đường hỗ trợ và những sóng phục hồi nằm phía dưới các phiên UT hoặc UTAD.
PHASE E.
Giai đoạn này thì đã xuất hiện rõ ràng của xu hướng giảm. Giá của cổ phiếu sẽ giảm xuống xuyên qua vùng TR và nguồn cung được kiểm soát. Và xuất hiện các đợt sóng tăng nhưng rất yếu ớt. Khi nhận biết được việc phân phối trong thị trường đang xảy ra thì công việc của nhà đầu tư là theo dõi thêm các hành động của quá trình phân phối. Giai đoạn này chính là kết thúc của một chu kỳ của thị trường. Nhà đầu tư lúc này nên thoát ra khỏi việc thực hiện mua vào mà thay vào đó chính là thực hiện các lệnh bán khống để tạo thêm những lợi nhuận cho mình.
Ví dụ minh họa về giai đoạn Phân Phối. BTC/USDT - Khung Day (03/2021-06/2021).
Trên đây là những thuật ngữ, cách nhận diện vùng phân phối cũng như những ví dụ giúp chúng ta hiểu hơn về lý thuyết
XV tổng hợp
Comments
Post a Comment