Đầu tư và đầu cơ đều là các hoạt động liên quan đến tài chính, nhưng chúng có những đặc điểm và mục tiêu khác nhau. Đây là hai từ ngữ mà rất nhiều nhà đầu tư cho tới hiện tại vẫn còn chưa phân biệt được một cách rõ ràng. Chính vì lẽ đó, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có rất nhiều sai lầm về tư duy đãn đến những hành vi có thể khiến họ gặp rủi ro vô cùng lớn. Trong bài viết này, hãy cùng tôi bàn luận về chủ đề này để mở đầu cho chuỗi bài viết “The 5%” - nơi mà tôi sẽ chia sẻ những tư duy, kiến thức cần thiết để giúp nhà đầu tư có thể tiến tới top 5% nhà đầu tư có lợi nhuận ổn định trên thị trường.

Đầu tư (Investment)
Định nghĩa:
* Đầu tư là việc mua tài sản với mục tiêu dài hạn, mong đợi tăng giá trị theo thời gian và tạo ra thu nhập thụ động.
Mục tiêu:
* Tạo ra lợi nhuận bền vững và ổn định trong thời gian dài.
* Đảm bảo an toàn vốn, tăng giá trị tài sản dần dần qua thời gian.
Ví dụ:
* Mua cổ phiếu của một công ty ổn định và giữ trong nhiều năm.
* Mua bất động sản để cho thuê hoặc giữ trong dài hạn để tăng giá trị.
* Đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp.
Đầu cơ (Speculation)
Định nghĩa:
* Đầu cơ là việc mua tài sản với mục tiêu ngắn hạn, dự đoán biến động giá để kiếm lời nhanh chóng.
Mục tiêu:
* Tìm kiếm lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, thường chấp nhận rủi ro cao.
Ví dụ:
* Mua cổ phiếu của một công ty công nghệ mới nổi với hy vọng giá sẽ tăng nhanh chóng.
* Mua bán ngoại tệ hoặc các hợp đồng tương lai (futures) dựa trên dự đoán biến động giá.
* Đầu tư vào các loại tiền điện tử với kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh trong thời gian ngắn.
Sự khác biệt chính:
* Thời gian:
Đầu tư thường nhắm đến dài hạn, trong khi đầu cơ nhắm đến ngắn hạn.
* Rủi ro:
Đầu tư thường có mức rủi ro thấp hơn, trong khi đầu cơ chấp nhận rủi ro cao hơn để tìm kiếm lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.
* Phương pháp:
Đầu tư dựa trên phân tích cơ bản và giá trị thực của tài sản, trong khi đầu cơ dựa nhiều vào phân tích kỹ thuật và dự đoán biến động giá.
Tóm lại, đầu tư và đầu cơ đều có vai trò và vị trí riêng trong thị trường tài chính, và lựa chọn giữa hai hình thức này phụ thuộc vào mục tiêu, mức độ chấp nhận rủi ro, và chiến lược của mỗi cá nhân. Cần nhớ rằng luôn có những người đầu cơ thông minh cũng như nhà đầu tư thông minh vậy, vì vậy đầu cơ hay đầu tư không có gì là đúng hay sai mà đơn giản là 2 hệ tư duy riêng biệt.
Tuy nhiên một bài học mà ngay cả Benjamin Graham cũng phải công nhận đó là "không bao giờ được lẫn lộn giữa đầu tư và đầu cơ trong cùng tài khoản, hay trong bất cứ suy nghĩ nào của bạn."
Ấy vậy mà hiện nay, chúng ta thấy phổ biến như thế nào khi mà mỗi ngày, mỗi giờ, có hàng nghìn, thậm chí hàng vạn những nhà đầu tư cá nhân đang:
(1) Đầu cơ trong khi cứ tưởng mình đang đầu tư.
(2) Trong khi thiếu kiến thức và kĩ năng cần thiết, lại đầu cơ một cách nghiêm túc để kiểm tiền thay vì chỉ để trải nghiệm và giải trí hoặc đầu tư chỉ dựa trên một vài hiểu biết hạn hẹp về doanh nghiệp hay thậm chí là một vài kỳ vọng nghe được trên báo đài, mạng xã hội.
(3) Dùng margin vô tội vạ, rủi ro toàn bộ gia sản - thậm chí vay nợ thêm- vào việc đầu cơ nhiều hơn số mà họ có thể chi trả được vì tin rằng doanh nghiệp tốt, giá cổ phiếu khó giảm sâu!?
(4) Đầu cơ lỗ không cutloss mà gồng lỗ và chuyển quan điểm dần sang đầu tư dài hạn!? (Tự thao túng tâm lý bản thân)
(5) Những người dùng lí do vốn nhỏ để hợp thức hóa việc dùng margin của mình, sẽ khó bao giờ thấy vốn mình lớn hơn được, hoặc nếu có, thì những sự tăng giá cũng vô cùng ngắn ngủi và không bền vững. Nhiều nhà đầu tư huyền thoại như Buffett, Peter Lynch, Fisher, Prem Watsa, Michael Burry đều bắt đầu từ số vốn rất nhỏ, nhưng họ luôn đi đúng với triết lý đầu tư của mình và luôn tiết kiệm, giảm chi tiêu liên tục để gia tăng vốn đầu tư. Bởi vì như một nhà triết gia nổi tiếng đã từng nói: "Cách nhanh nhất để thất bại, chính là bước xuống và đi ngay vào con đường sai trái."
* Nhà đầu tư cá nhân chưa thể chọn lựa được con đường mình sẽ đi: Đầu tư chuyên nghiệp - Đầu cơ chuyên nghiệp. Hay chưa biết cách thực hiện nhuần nhuyễn cả hai nhưng mức độ tách bạch là tuyệt đối. Việc kết hợp cả hai thứ không phải điều xa lạ mà rất nhiều NĐT huyền thoại cũng làm công việc này. Tùy theo mức độ ưa thích mà mỗi nhà đầu tư có một quan điểm khác nhau.
Benjamin Graham từng khuyên rằng , phải tách biệt tài khoản và chỉ nên dành tối đa 5%-10% tong danh mục cho việc đầu cơ, và hơn hết, không bao giờ rót thêm tiền vào tài khoản này. Song trên quan điểm cá nhân, tôi có thể đồng tình nhưng không hẳn là 100% với ông vì lí do sau đây. Sau việc quan sát nhiều thế hệ nhà đầu tư nhỏ lẻ trên nhiều thị trường, tôi tin rằng hầu hết các nhà đầu tư cá nhân đều không phù hợp với việc đầu tư giá trị vì xét đến kĩ năng, kiến thức và những lợi thế của họ: việc mua cổ phiếu bởi những luận điểm đầu tư non nớt; không thông thạo đọc báo cáo tài chính hay đủ hiểu biết về doanh nghiệp để tự tin nắm giữ cổ phiếu mà mặc kệ các biến động và sự thao túng về mặt thông tin; Việc nghiên cứu về một doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều thời gian và việc dự phóng rủi ro, tiềm năng tăng trưởng và định giá một cổ phiếu cần nhiều thời gian, công sức và thông tin hơn rất nhiều so với việc phân tích đồ thị kỹ thuật. Hơn hết, quan sát quá trình research đầy phức tạp, sử dụng đủ loại mối quan hệ để tìm kiếm thông tin về một doanh nghiệp của những nhà quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp, tôi không nghĩ NĐT cá nhân có lợi thế và “thông minh” hơn được họ.
Tuy nhiên một bài học mà ngay cả Benjamin Graham cũng phải công nhận đó là "không bao giờ được lẫn lộn giữa đầu tư và đầu cơ trong cùng tài khoản, hay trong bất cứ suy nghĩ nào của bạn."
Ấy vậy mà hiện nay, chúng ta thấy phổ biến như thế nào khi mà mỗi ngày, mỗi giờ, có hàng nghìn, thậm chí hàng vạn những nhà đầu tư cá nhân đang:
(1) Đầu cơ trong khi cứ tưởng mình đang đầu tư.
(2) Trong khi thiếu kiến thức và kĩ năng cần thiết, lại đầu cơ một cách nghiêm túc để kiểm tiền thay vì chỉ để trải nghiệm và giải trí hoặc đầu tư chỉ dựa trên một vài hiểu biết hạn hẹp về doanh nghiệp hay thậm chí là một vài kỳ vọng nghe được trên báo đài, mạng xã hội.
(3) Dùng margin vô tội vạ, rủi ro toàn bộ gia sản - thậm chí vay nợ thêm- vào việc đầu cơ nhiều hơn số mà họ có thể chi trả được vì tin rằng doanh nghiệp tốt, giá cổ phiếu khó giảm sâu!?
(4) Đầu cơ lỗ không cutloss mà gồng lỗ và chuyển quan điểm dần sang đầu tư dài hạn!? (Tự thao túng tâm lý bản thân)
(5) Những người dùng lí do vốn nhỏ để hợp thức hóa việc dùng margin của mình, sẽ khó bao giờ thấy vốn mình lớn hơn được, hoặc nếu có, thì những sự tăng giá cũng vô cùng ngắn ngủi và không bền vững. Nhiều nhà đầu tư huyền thoại như Buffett, Peter Lynch, Fisher, Prem Watsa, Michael Burry đều bắt đầu từ số vốn rất nhỏ, nhưng họ luôn đi đúng với triết lý đầu tư của mình và luôn tiết kiệm, giảm chi tiêu liên tục để gia tăng vốn đầu tư. Bởi vì như một nhà triết gia nổi tiếng đã từng nói: "Cách nhanh nhất để thất bại, chính là bước xuống và đi ngay vào con đường sai trái."
Mấu chốt của hiện tượng này là vì 2 nguyên do chính:
* Nhà đầu tư cá nhân chưa phân biệt được đầu cơ và đầu tư hay ý thức được sự nguy hiểm khi lẫn lộn giữa 2 loại tư duy này. Chỉ với 5 sai lầm phổ biến phía trên mà tôi quan sát được, không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ đã rơi vào những cái bẫy về tư duy đó và gánh chịu những thiệt hại to lớn ví dụ như trở thành cổ đông dài hạn của những doanh nghiệp bị hủy niêm yết như ROS, CDO,…Trường hợp của ROS gần đây được bồi thường thiệt hại với mức bồi thường 7k/cổ phiếu là một may mắn đối với những cá nhân “đầu tư dài hạn” vào cổ phiếu này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác thì có thể không được may mắn như vậy, thậm chí có khoản đầu tư gần như sẽ mất trắng.* Nhà đầu tư cá nhân chưa thể chọn lựa được con đường mình sẽ đi: Đầu tư chuyên nghiệp - Đầu cơ chuyên nghiệp. Hay chưa biết cách thực hiện nhuần nhuyễn cả hai nhưng mức độ tách bạch là tuyệt đối. Việc kết hợp cả hai thứ không phải điều xa lạ mà rất nhiều NĐT huyền thoại cũng làm công việc này. Tùy theo mức độ ưa thích mà mỗi nhà đầu tư có một quan điểm khác nhau.
Benjamin Graham từng khuyên rằng , phải tách biệt tài khoản và chỉ nên dành tối đa 5%-10% tong danh mục cho việc đầu cơ, và hơn hết, không bao giờ rót thêm tiền vào tài khoản này. Song trên quan điểm cá nhân, tôi có thể đồng tình nhưng không hẳn là 100% với ông vì lí do sau đây. Sau việc quan sát nhiều thế hệ nhà đầu tư nhỏ lẻ trên nhiều thị trường, tôi tin rằng hầu hết các nhà đầu tư cá nhân đều không phù hợp với việc đầu tư giá trị vì xét đến kĩ năng, kiến thức và những lợi thế của họ: việc mua cổ phiếu bởi những luận điểm đầu tư non nớt; không thông thạo đọc báo cáo tài chính hay đủ hiểu biết về doanh nghiệp để tự tin nắm giữ cổ phiếu mà mặc kệ các biến động và sự thao túng về mặt thông tin; Việc nghiên cứu về một doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều thời gian và việc dự phóng rủi ro, tiềm năng tăng trưởng và định giá một cổ phiếu cần nhiều thời gian, công sức và thông tin hơn rất nhiều so với việc phân tích đồ thị kỹ thuật. Hơn hết, quan sát quá trình research đầy phức tạp, sử dụng đủ loại mối quan hệ để tìm kiếm thông tin về một doanh nghiệp của những nhà quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp, tôi không nghĩ NĐT cá nhân có lợi thế và “thông minh” hơn được họ.
Nhà đầu tư thông minh sẽ lựa chọn phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, và không phải ai cũng có những ưu nhược điểm giống nhau. Vì vậy, nhà đầu tư nên chia nguồn vốn thành 2 tài khoản tách biệt nhưng thay vì tỷ lệ 90-10 như ngài Benjamin thì nên tỷ trọng 50-50 cho tài khoản đầu tư và đầu cơ. Trải qua thời gian mãi dũa, học hỏi chúng ta sẽ biết đâu mới là lối đi phù hợp hơn với bản thân mình và dần dần chọn được đúng long đạo. Có người sẽ phù hợp với đầu cơ hơn và dần chuyển tỷ trọng lớn hơn cho tài khoản đầu cơ và ngược lại.
Sau cùng thì việc tìm hiểu những kiến thức gốc để không tẩu hỏa nhập ma giữa đầu cơ và đầu tư vẫn là quan trọng nhất. Và ở những bài viết tiếp theo tôi sẽ chia sẻ thêm về chủ đề này trên blog
Comments
Post a Comment