Skip to main content

Posts

VRE - Kế hoạch không chia cổ tức năm thứ 5, mục tiêu tăng gần 83% lợi nhuận năm 2022

  Vincom Retail lên mục tiêu 8.000 tỷ đồng doanh thu thuần , 2.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt gần 36% và 82,5% so với năm 2021   Tại thời điểm 31/12/2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế trên báo cáo tài chính hợp nhất của Vincom Retail là 9.289 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến trình ĐHĐCĐ phê duyệt phương án toàn bộ lợi nhuận sẽ được giữ lại sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây cũng là năm thứ 5 kể từ khi niêm yết (2017), doanh nghiệp không muốn chia cổ tức cho cổ đông và giữ lại toàn bộ lợi nhuận. Năm 2022, Vincom Retail dự kiến khai trương ba trung tâm thương mại (TTTM), đưa tổng diện tích GFA (tổng diện tích sàn) của toàn hệ thống lên gần 1,8 triệu m 2 . Về chiến lược sản phẩm, trong năm 2022 Vincom Retail sẽ tập trung phát triển dòng sản phẩm Vincom Mega Mall (VMM) thế hệ mới tại các đại đô thị đa trung tâm của Vinhomes tại Hà Nội, TP HCM, và các tỉnh, thành lớn trên cả nước. Đây sẽ là các dự án chiến lược, tập hợp nhiều thương hiệu lớn t

VPB - Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ

  Kết thúc quý I, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất đạt trên 11.146 tỷ, tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà VPBank ghi nhận được từ trước đến nay   VPBank khởi động quý đầu năm 2022 với mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, cùng với doanh thu và quy mô khách hàng không ngừng mở rộng, tạo đà để ngân hàng bứt phá trong các quý tiếp theo của năm. Lợi nhuận trước thuế quý I đạt trên 11.000 tỷ đồng Kết thúc quý I, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất đạt trên 11.146 tỷ, tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà VPBank ghi nhận được từ trước đến nay, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt lên trên 95 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo thông tư 41 đạt trên 15%. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 56%, cùng với đó là và sự phục hồi ấn tượng trong hoạt động kinh

Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm

  Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030   Chiến lược đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5 - 6%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 - 8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm. Cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 - 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 - 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt. Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng

Bản tin thị trường ngày 21-04-2022

  Nguồn: FireAnt ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH  Chỉ số đóng cửa tại 1.370,21 điểm, mất 14,51 điểm (-1,05%). Trong đó, chỉ số VN30 giảm nhẹ 0,6%, chỉ số VNMidcap và VNSmallcap cũng giảm chậm lại tương ứng -0,72% và -2,58%. Thanh khoản chung cải thiện nhẹ lên 22 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HOSE.  Chưa có sự cải thiện nhiều ở nhóm Bất động sản, Xây dựng & VLXD và nhóm Khu công nghiệp khi vẫn nhiều mã chịu dư bán sàn vào cuối phiên ,nhóm Dầu khí cũng chịu lực bán giá thấp khá quyết liệt  Một số nhóm đã chuyển biến tích cực khi khởi sắc ở phần lớn cổ phiếu trong nhóm. Cụ thể ở nhóm Bảo hiểm, Chứng khoán và nhóm Ngân hàng ghi nhận đáng kể các mã nâng đỡ tốt cho thị trường như BVH, SSI, MBB, BID, TCB, CTG, VPB, STB.  Nhóm Thủy sản đã điều chỉnh trong khi nhóm Dệt may ghi nhận tăng nhẹ ở các mã TNG, MSH, STK  Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng lên +936 tỷ đồng trên HOSE và đây là phiên mua r

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 20-04-2022

Nguồn : Firent ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH Với mức giảm 21,73 điểm (-1,55%), chỉ số VNIndex tiếp tục đóng cửa ở mức thấp trong ngày tại 1,384,72 điểm.Thanh khoản vẫn ở mức thấp 19,3 nghìn tỷ đồng khớp lệnh trên HOSE Nhóm trung bình thấp vẫn mất điểm mạnh hơn, tương ứng 2,83% trên chỉ số VNMidcap và 3,62% trên chỉ số VNSmallcap do lực bán giá thấp khá quyết liệt ở nhóm Bất động sản, nhóm Xây dựng & Vật liệu xây dựng. Nhóm VN30 giao dịch cân bằng hơn, rổ có 17 mã giảm và 9 mã tăng. Chỉ số VN30 đóng cửa chỉ mất 5,11 điểm (-0,35%). Nhóm vốn hóa lớn có nhóm Ngân hàng, Tiêu dùng, Bán lẻ, Chứng khoán... giao dịch có phần khởi sắc hơn thị trường chung. Khối ngoại mua ròng phiên thứ 4 liên tiếp, gia tăng mua ròng lên +440,5 tỷ đồng trên HOSE. DỰ BÁO XU HƯỚNG VN-INDEX Chỉ số VNIndex xuyên mốc tâm lý 1.400 điểm, đóng cửa giảm mạnh -1,55%. Trong khi đó, KLGD vẫn chưa cải thiện cho thấy lực cầu giá th

Bản tin thị trường ngày 15-04-2022

Nguồn biểu đồ: Fireant ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH   Thị trường nỗ lực hồi phục trong phiên sáng với đóng góp quan trọng từ các mã vốn hóa lớn như GAS và BVH. Tuy nhiên, giao dịch thận trọng tại nhóm Ngân hàng và Bất động sản khiến các chỉ số quay lại với sắc đỏ . Nhiều nhóm cổ phiếu có triển vọng cơ bản tốt vẫn đi ngược diễn biến chung, bao gồm các lĩnh vực được kỳ vọng ghi nhận KQKD khả quan trong năm nay như Thủy sản, Dệt may, Bảo hiểm .Động lực dành cho nhóm Bảo hiểm phải kể đến câu chuyện tăng lãi suất cũng như các thông tin về hoạt động thoái vốn hay nới room ngoại được công bố từ đầu năm.  DỰ BÁO XU HƯỚNG VN-INDEX  Chỉ số VNIndex tiếp tục mất 0,92% điểm số trong phiên giao dịch cuối tuần. Cùng với đó KLGD tăng mạnh hơn 28% cho thấy áp lực bán đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, chỉ số VNIndex hiện đang nằm khá gần hỗ trợ tâm lý 1.450 điểm và vùng hỗ trợ mạnh 1.435 - 1.425 điểm

Bàn tin thị trường ngày 14-04-2022

  ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH Chỉ số VNIndex giảm 5,08 điểm ( - 0,34%) về còn 1.472,12 điểm. Rổ VN30 với 20 mã giảm khiến chỉ số VN30 giảm 7,38 điểm ( -0,48%). Nhóm vốn hóa trung bình thấp lại giao dịch cân bằng khi chỉ số VNMidcap và chỉ số VNSmallcap chỉ giảm nhẹ 0,03% và 0,12% điểm số. Diễn biến này đến từ giao dịch khả quan hơn ở các nhóm Hóa chất, Phân bón, Thủy sản, Dệt may, Cảng & Vận tải biển, Bán lẻ, Tôn mạ  Khối quay lại bán ròng nhẹ  - 216 tỷ đồng trên HOSE Nguồn biểu đồ: Fireant QUAN ĐIỂM THỊ TRƯỜNG KLGD giảm mạnh 22,9% trên VNIndex  và đây là diễn biến thông thường mỗi khi thị trường nằm gần vùng đáy Chỉ số VNIn dex  quay trở lại xu hướng tăng và hướng đến thử thách lại vùng đỉnh lịch sử 1.535 nếu có  một phiên tăng điểm tốt đi kèm với sự gia tăng của khối lượng vượt lên trên đường trung bình 50 ngày.

MBB -“Gửi tiền, cộng liền lãi suất” bùng nổ thu hút khách hàng

  Nắm bắt nhu cầu khách hàng vừa hưởng lãi suất hấp dẫn, vừa đầu tư linh hoạt, an toàn và hiệu quả cao, MB và Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life chính thức triển khai chương trình “Gửi tiền, cộng liền lãi suất”, phục vụ đúng điểm chạm thực tế của khách hàng. Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông minh hơn với những nhu cầu và đòi hỏi mới, đặc biệt là dưới tác động của dịch bệnh COVID-19. Riêng với ngành ngân hàng, hiện nay, khách hàng có tiền không chỉ quan tâm đến lãi suất hấp dẫn, mà còn suy nghĩ về cách thức linh hoạt đầu tư một cách thông thái, an toàn, hiệu quả cao, và tránh các rủi ro từ thị trường.  Thấu hiểu nguyện vọng và hành vi khách hàng, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai chương trình “Gửi tiền, cộng liền lãi suất”. Khởi động từ tháng 3, đến nay, chương trình đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có thu nhập cao.  Uy tín của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng an tâm, tin tưởng gửi tiền. Là ngân hàng có

PVS - Mục tiêu lợi nhuận năm 2022 giảm 28%

  PVS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.000 tỷ đồng, giảm 32% so với thực hiện năm 2021. Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 488 tỷ đồng, giảm 28%. Bên cạnh đó, Công ty sẽ chia cổ tức tỷ lệ 7%, tương đương tổng giá trị là hơn 334,5 tỷ đồng   Năm nay, PVS sẽ tối ưu hóa các nguồn lực, xây dựng các giải pháp dịch vụ theo chuỗi giá trị dựa trên lợi thế quy mô và đa dịch vụ của PTSC; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cốt lõi đảm bảo lợi thế cạnh tranh của PTSC cho các khách hàng ngoài ngành, ngoài nước. Đồng thời, PVS sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch tái cơ cấu tổng thể PTSC phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của PTSC. Hoàn thành các thủ tục giải thể Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV, chủ động xử lý các vấn đề tài chính, thanh toán từng phần trách nhiệm tài chính của PTSC tại CGGV... Năm 2021, PVS ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt hơn 14.710 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2020 và vượt 47,11% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 677,2 tỷ đồng

Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng

Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn. Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, xu hướng ngành này năm 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm. Bức tranh nhiều màu sắc  Trong kết quả khảo sát của Vietnam Report mới đây về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao bì dưới tác động của đại dịch Covid-19 cho thấy một bức tranh nhiều màu sắc trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, với 37,5% doanh nghiệp cho rằng tình hình kinh doanh xấu đi một chút; 25% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng; 25% doanh nghiệp đánh giá tốt hơn một chút và 12,5% doanh nghiệp phản hồi tốt hơn nhiều. Dây chuyền sản xuất các sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần bao bì Thuận Đức. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN Trong năm 2021, bức tranh ngành bao bì là sự phân hóa theo nhóm ngành hàng và vật liệu đóng gói. Xét theo nhóm ngành hàng, các ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm và các sả

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 13-04-2022

  ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH Thị trường hồi phục mạnh mẽ trên diện rộng với mức tăng 1,51% trên chỉ số VNIndex sau khi chỉ số này về gần vùng hỗ trợ 1.450 điểm Chỉ số VN30 tăng 1,21%, chỉ số VNMidcap và VNSmallcap tăng mạnh hơn tương ứng 2,65% và 2,47%. Tính chung, chỉ số VNIndex tăng lại 21,95 điểm (+1,51%) lên 1.477,2 điểm, đây cũng là mức điểm số cao nhất trong ngày của chỉ số. Tuy vậy, thanh khoản vẫn không cải thiện khi chỉ có 19,5 nghìn tỷ đồng khớp lệnh trên HOSE. Rổ VN30 có đến 27 mã tăng và không có mã nào mất điểm, 3 mã duy nhất đóng cửa tại mức tham chiếu là TCB, VCB và VPB. Ngoài VN30, GVR tăng 4,55% là mã đóng góp nhiều nhất cho sự đi lên của chỉ số VNIndex. Khối ngoại hôm nay mua ròng lên đến 1,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là giao dịch mua ròng ở MWG của khối ngoại qua kênh thỏa thuận. Một số mã khác cũng được mua ròng đáng kể bao gồm

Cao su Phước Hòa (PHR) đặt kế hoạch tăng trưởng năm 2022

Theo đó, trong năm 2022, công ty dự kiến tổng doanh thu công ty mẹ 2.252,79 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 743,86 tỷ đồng, lần lượt tăng 29,3% và 125,2% so với thực hiện trong năm 2021. Ngoài ra, công ty dự kiến sẽ đầu tư 209,3 tỷ đồng trong năm 2022. Về chính sách cổ tức, công ty dự kiến cổ tức tối thiểu 40% trong năm 2022. Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2021, PHR ghi nhận doanh thu đạt 662,89 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 237,47 tỷ đồng, lần lượt giảm 11,1% và 40,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 24,9% lên 27,7%. Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm nhẹ 0,8%, tương ứng giảm 1,56 tỷ đồng về 183,76 tỷ đồng; lợi nhuận tài chính tăng 137,5%, tương ứng tăng thêm 55 tỷ đồng lên 94,99 tỷ đồng; lãi/lỗ công ty liên doanh, liên kết tăng thêm 41,7 tỷ đồng lên 27,09 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 40%, tương ứng tăng thêm 13,51 tỷ đồng lên 47,25 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 95,1%, tương ứng giảm 315,92 tỷ đồng về 16,38 tỷ đồng và các h

NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPB)

  NGUỒN VỐN DỒI DÀO THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH Tiêu điểm Nguồn vốn tăng cao sẽ giúp hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng kinh doanh.  Với nguồn vốn dồi dào của VPB, chúng tôi ước tính dư nợ cho vay sẽ tăng trưởng +21% trong năm 2022E . Chúng tôi kỳ vọng chi phí huy động vốn sẽ giảm  do tiền gửi CASA tăng và sẽ hỗ trợ cho biên lãi ròng (NIM). Nếu ngân hàng bán vốn thành công sẽ giúp làm giảm thêm chi phí huy động vốn của ngân hàng trong tương lai . Thu nhập phí được thúc đẩy bởi  việc gia hạn thỏa thuận bancassurance độc quyền với AIA lên thành 19 năm (thời hạn cũ là 15 năm) . Hiệu quả sử dụng chi phí sẽ được cải thiện  nhờ vào hiệu quả chuyển đổi số của ngân hàng. Chúng tôi giả định rằng chi phí tín dụng của VPB  sẽ tăng lên dù cho việc hoãn phân loại nhóm nợ. Chúng tôi tăng khoản dự phòng của nợ tái cơ cấu trong mô hình định giá và xem đây là một cách thận trọng khi định giá ngân hàng VPB. Chúng tôi tăng dự báo LNST của CĐCT mẹ lên  +7% đối với năm 2022E, với động lực thúc đẩy chính là sự

Giá VLXD tăng đột biến, Bộ GTVT cho tạm dừng một số dự án

  Một số chủ đầu tư, ban QLDA phản ánh do giá nhiên liệu, vật liệu thi công tăng cao đột biến thời gian gần đây dẫn tới tổng mức đầu tư trình duyệt vượt quá tổng mức đầu tư trong quyết định chủ trương đầu tư, không bảo đảm điều kiện quyết định đầu tư dự án   Tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), cơ quan này vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (QLDA) rà soát tổng mức đầu tư các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025. Do trong quá trình hoàn thiện thủ tục để quyết định đầu tư các dự án, một số chủ đầu tư, ban QLDA phản ánh giá nhiên liệu, vật liệu thi công tăng cao đột biến thời gian gần đây dẫn tới tổng mức đầu tư trình duyệt vượt quá tổng mức đầu tư trong quyết định chủ trương đầu tư, không bảo đảm điều kiện quyết định đầu tư dự án. Rà soát, cập nhật tổng mức đầu tư theo giá vật liệu xây dựng hiện nay Trước thực trạng trên, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban QLDA rà soát, cập nhật tổng mức đầu tư bước dự án đầu tư theo giá cả tại th

Khẩn trương giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột

  Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Khánh Hoà và Đắk Lắk khẩn trương thực hiện giải phóng mặt bằng, bố trí nguồn lực hoàn thành dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2021-2025. Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột được đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư khoảng 21.935 tỷ đồng. Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà. Liên quan đến Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Thủ tướng yêu cầu để hoàn thiện mạng lưới giao thông, tạo động lực liên kết phát triển giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk, giữa vùng Tây Nguyên và vùng Nam Trung bộ, tỉnh Khánh Hòa cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và tỉnh Đắk Lắk trong việc triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột cơ bản theo nguyên tắc: các địa phương là cơ quan chủ quản thực hiện đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh, Bộ GTVT hướng dẫn và giám sát quá trình triển khai thực hiện